Danh mục

Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 3 - Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 3 - Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu đề cập tới cơ chế quản lý, điều hành xuất nhập khẩu; vai trò của nhập khẩu; những nguyên tắc và chính sách nhập khẩu; các công cụ, quản lý điều hành nhập khẩu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 3 - Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG BÀI GIẢNG CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU I. Cơ chế quản lý, điều hành xuất nhập khẩu: 1. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: • Cơ chế là một khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động. • Vì sao phải có cơ chế quản lý XNK? • Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu có thể được hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà Nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự vận động của hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế xã hội đã định của Nhà Nước. 2. Sự cần thiết khách quan của Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu: • Sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường • Sản xuất ngày càng quốc tế hóa, phải tranh thủ lợi ích mà không làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc. • Các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ hạn hẹp, để tránh rủi ro cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. • Việc mua bán hàng hóa liên quan đến nhiều yếu tố văn hóa, chính trị, pháp luật. Để tránh những bất ổn trong kinh doanh cần có sự quản lý của Nhà nước. 3. Chức năng của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu a.Chức năng quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu phải là sự nhất quán của hai nhóm chức năng làm điều kiện tiền đề của nó: - Chức năng quản lý về kinh tế (định hướng, tạo điều kiện, phối hợp, kiểm tra kiểm soát) - Chức năng của hoạt động xuất nhập khẩu • b. Chức năng cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu là mở rộng lưu thông hàng hóa giữa trong và nước ngoài. Chức năng cơ bản đó được thể hiện qua ba chức năng cụ thể sau: - XuNhập khẩu là một khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng - Xuất nhập khẩu là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế mở. - Xuất nhập khẩu là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu 4. Nguyên tắc cơ bản vận hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu a. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo hoạt động phù hợp với các quy luật kinh tế, quy luật của thị trường. b. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. c. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội, lấy đó làm mục tiêu cuối cùng của hoạt động quản lý. d. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc và lợi ích của các đối tác, bạn hàng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: