Danh mục

Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.52 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế, mục tiêu chương: Nắm bắt được khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế, phân biệt sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển, các thước đo phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, lựa chọn con đường phát triển dựa trên quan điểm tăng trưởng và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc SơnKINH TẾ PHÁT TRIỂN PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Khoa Kế hoạch và Phát triểnGiới thiệu môn học Tại sao chúng ta cần nghiên cứu Kinh tế Phát triển (Development Economics)? Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế học phát triển là gì? Phương pháp nghiên cứu?So sánh kinh tế học phát triển với kinh tếhọc truyền thống và kinh tế chính trị Kinh tế học truyền thống: liên quan tới tính hiệu quả, sự phân phối với chi phí thấp nhất các nguồn lực sản xuất khan hiếm và với sự gia tăng tối ưu của các nguồn lực này qua thời gian vì thế ngày càng tạo ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ Kinh tế chính trị: Nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của kinh tế học truyền thống, nó liên quân đến các quá trình tổ chức và xã hội thông qua đó các nhóm quyền lực kinh tế và chính trị nhất định tác động đến việc phân phối các nguồn lực sản xuất khan hiếm hiện nay và trong tương lai, cũng như dành riêng cho lợi ích của riêng họ hay dành cho nhiều dân cư hơn. Kinh tế chính trị vì thế liên quan với mối quan hệ giữa lĩnh vực chính trị và kinh tế, với quan tâm đặc biệt tới vai trò của quyền lực trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.Kinh tế phát triển Kinh tế học phát triển (Development Economics) có phạm vi nghiên cứu lớn hơn. Nó liên quan tới cả việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khan hiếm, đồng thời còn phải đề cập đến các cơ chế tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, cần thiết để để mang lại những cải thiện nhanh chóng và có quy mô to lớn trong mức sống của đại đa số những người dân. Theo nhận thức này, kinh tế học phát triển cấp tiến và toàn diện hơn là kinh tế học truyền thống hay kinh tế chính trị. Kinh tế học phát triển: nhánh kinh tế học, nghiên cứu các nước đang phát triểnCác câu hỏi chính cần được giải đáp:1. Sự phát triển nào được mong đợi hơn cả?2. Các nước thuộc thế giới thứ ba có thể tự đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội hay bằng việc hợp tác với một nước khác, hay với sự hỗ trợ có ý nghĩa và thích đáng từ các nước phát triển hơn như thế nào?3. Tại sao sự giàu có sung túc lại cùng tồn tại với đói nghèo, không chỉ qua các lục địa mà còn trong cùng một đất nước hay thậm chí trong cùng một thành phố?4. Có cách nào để các xã hội lạc hậu, năng suất lao động thấp, có mức sống tối thiểu lại có thể trở thành các quốc gia hiện đại, có thu nhập cao, sản xuất phát triển.5. Các mong muốn phát triển của các nước nghèo được các hoạt động kinh tế của các nước giàu (phát triển) hậu thuẫn hay cản trở như thế nào?Phương pháp: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nhấn mạnh đến ý nghĩa và bản chất của tình trạng kém phát triển, và nhiều biểu hiện của nó ở các nước thuộc Thế giới thứ ba (Third World Countries). Chúng ta sẽ cố gắng định nghĩa sự tăng trưởng, phát triển và các mục tiêu của nó. Chúng ta sẽ đề cập đến nhiều học thuyết và các mô hình phát triển kinh tế khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét kinh nghiệm phát triển quá khứ của các nước phát triển hiện nay và tìm hiểu về mức độ liên quan của các kinh nghiệm này đối với các nước đang phát triển đương thời. Sau đó chúng ta sẽ phân tích các nguồn lực, chính sách và các vấn đề của phát triển (nghèo đói, bất bình đẳng…) Các nước đang phát triển và sự lựa chọn con đường phát triển Sự phân chia các nước trên thế giới Đặc trưng của các nước đang phát triển- Điểm khác nhau- Điểm giống nhau- Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển- Lựa chọn con đường phát triển nào?Phân loại các nước trên thế giới Chúng ta bắt đầu từ việc phân loại các nước trên thế giới thành 3 nhóm:- Thế giới thứ nhất- Thế giới thứ hai- Thế giới thứ baHệ thống phân loại của WB- Các nước có thu nhập cao: 11 456- Các nước có thu nhập trung bình: 936 - 11 455+ Các nước có thu nhập trung bình cao: 3 706 - 11 455+ Các nước có thu nhập trung bình thấp: 936 -3 705- Các nước có thu nhập thấp: Nhỏ hơn hoặc bằng 935Việt Nam nằm ở nhóm nào? Hệ thống phân loại của UN Dựa vào GDP bình quân đầu người- Các nước có thu nhập cao: từ 10 000 USD trở lên- Các nước có thu nhập trung bình:736 – 10 000 USD+ Các nước có thu nhập trung bình cao: 3000 – 10 000 USD+ Các nước có thu nhập trung bình thấp:736 – 3 000 USD- Các nước có thu nhập thấp: Từ 735 USD trở xuốngHệ thống phân loại của UNDPDựa vào HDI Nhóm nước có HDI cao:HDI từ 0,8 trơ lên Nhóm nước có HDI trung bình: HDI từ 0,5 đến 0,8 Nhóm nước có HDI thấp: Dưới 0,5 Việt Nam: 0,709Hệ thống phân loại của OECDOECD phân loại các nước thuộc thế giới thứ ba: Các nước có thu nhập thấp (LIC) – 44 Các nước có thu nhập trung bình (MIC) – 88 Các nước OPEC – 13 (Iran, Irắc, Arập Seut, Kata, Coet, Nigeria, Venesuela, Ind ...

Tài liệu được xem nhiều: