Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - ĐH Kinh tế quốc dân
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 885.09 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ" trình bày khái niệm và thước đo cung tiền; cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng; ba công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng nhà nước; tác động của sự thay đổi cung tiền tới nền kinh tế; các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - ĐH Kinh tế quốc dân Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ BÀI 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012 Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công 2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. 3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Khái niệm và thước đo cung tiền. Cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Ba công cụ kiểm soát cung tiền của Ngân hàng nhà nước. Các nhân tố quyết định tới cầu tiền. Tác động của sự thay đổi cung tiền tới nền kinh tế. Các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Mục tiêu Trong chương này, trước tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm tiền và cách thức đo lường cung tiền trong nền kinh tế. Sau đó, bạn cần hiểu được cách thức hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào. Tiếp đến, bạn cần hiểu ba công cụ của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát cung tiền. Trên cơ sở hiểu biết về cung và cầu tiền, bạn sẽ rút ra được cơ chế tác động của sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ tới các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như lãi suất, đầu tư, tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế. Cuối cùng, bạn phải hiểu được một số cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt được các mục tiêu khác nhau trong nền kinh tế.NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 45 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệTình huống dẫn nhập Để làm tăng lượng phương tiện thanh toán, tức là cung tiền, trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần làm gì? Khi cung tiền tăng, nền kinh tế sẽ có những thay đổi gì trong ngắn và dài hạn? 1. Vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 2. Chính sách tài khóa, và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến cán cân ngân sách của chính phủ như thế nào?46 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ4.1. Khái niệm và đo lường cung tiền Tiền được định nghĩa là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ. Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc biệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng căn bản của tiền: phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Phương tiện trao đổi là một thứ được mọi người chấp nhận rộng rãi để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiện được chức năng phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện bảo tồn và cất trữ giá trị. Tiền có chức năng là một đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch. Mọi người sử dụng một đơn vị tiền tệ chung (như tiền đồng của Việt Nam hay đôla Mỹ) để niêm yết giá và ghi các khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là 150.000 đồng và bát phở giá 30.000 nghìn đồng. Hiện nay, trong các sách giáo khoa và trong thực tiễn, có 3 cách đo lường lượng tiền chủ yếu là tiền mặt (M0), tiền giao dịch (M1), và tiền rộng (M2). Mặc dù vậy, cơ cấu các thành phần tạo nên M1 hay M2 cũng không đồng nhất giữa các quốc gia. Có sự khác biệt này chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau của các hệ thống tài chính ở những nước này. Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng các thành phần cấu thành M1 hay M2 phải đáp ứng được những chức năng của tiền như đã nêu. Trong phạm vi giáo trình này, chúng ta hiểu khái niệm tiền M0, M1, M2, như sau: a) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - ĐH Kinh tế quốc dân Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ BÀI 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế học_Tập II. NXB Kinh tế Quốc dân. 2012 Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũng và PGS.TS Nguyễn Văn Công 2. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. 3. Bộ môn Kinh tế vĩ mô (Đại học Kinh tế Quốc dân), Bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô, Nhà Xuất Bản Lao động, 2012. Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Trang Web môn học. Nội dung Khái niệm và thước đo cung tiền. Cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Ba công cụ kiểm soát cung tiền của Ngân hàng nhà nước. Các nhân tố quyết định tới cầu tiền. Tác động của sự thay đổi cung tiền tới nền kinh tế. Các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Mục tiêu Trong chương này, trước tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm tiền và cách thức đo lường cung tiền trong nền kinh tế. Sau đó, bạn cần hiểu được cách thức hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào. Tiếp đến, bạn cần hiểu ba công cụ của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát cung tiền. Trên cơ sở hiểu biết về cung và cầu tiền, bạn sẽ rút ra được cơ chế tác động của sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ tới các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như lãi suất, đầu tư, tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế. Cuối cùng, bạn phải hiểu được một số cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt được các mục tiêu khác nhau trong nền kinh tế.NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 45 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệTình huống dẫn nhập Để làm tăng lượng phương tiện thanh toán, tức là cung tiền, trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần làm gì? Khi cung tiền tăng, nền kinh tế sẽ có những thay đổi gì trong ngắn và dài hạn? 1. Vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 2. Chính sách tài khóa, và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến cán cân ngân sách của chính phủ như thế nào?46 NEU_ECO102_Bai4_v1.0013101216 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ4.1. Khái niệm và đo lường cung tiền Tiền được định nghĩa là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ. Để được chấp nhận chung trong việc thanh toán, tiền phải có những chức năng đặc biệt của nó. Nhìn chung, các lý thuyết tiền tệ hiện đại đều nhấn mạnh ba chức năng căn bản của tiền: phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Phương tiện trao đổi là một thứ được mọi người chấp nhận rộng rãi để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Dân chúng sẽ chỉ giữ tiền một khi họ tin rằng nó sẽ tiếp tục có giá trị trong tương lai, do vậy tiền có thể thực hiện được chức năng phương tiện trao đổi chỉ khi nó cũng đóng vai trò là phương tiện bảo tồn và cất trữ giá trị. Tiền có chức năng là một đơn vị hạch toán rất tiện lợi và hiệu quả vì nó được chấp nhận rộng rãi trong mọi giao dịch. Mọi người sử dụng một đơn vị tiền tệ chung (như tiền đồng của Việt Nam hay đôla Mỹ) để niêm yết giá và ghi các khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là 150.000 đồng và bát phở giá 30.000 nghìn đồng. Hiện nay, trong các sách giáo khoa và trong thực tiễn, có 3 cách đo lường lượng tiền chủ yếu là tiền mặt (M0), tiền giao dịch (M1), và tiền rộng (M2). Mặc dù vậy, cơ cấu các thành phần tạo nên M1 hay M2 cũng không đồng nhất giữa các quốc gia. Có sự khác biệt này chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau của các hệ thống tài chính ở những nước này. Mặc dù có sự khác nhau như vậy, nhưng các thành phần cấu thành M1 hay M2 phải đáp ứng được những chức năng của tiền như đã nêu. Trong phạm vi giáo trình này, chúng ta hiểu khái niệm tiền M0, M1, M2, như sau: a) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô Tiền tệ và chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Hệ thống ngân hàngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 588 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 562 0 0 -
203 trang 350 13 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 334 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 279 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
38 trang 256 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 252 1 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 242 0 0