Danh mục

Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân

Số trang: 18      Loại file: ppt      Dung lượng: 78.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội trình bày về các quyền của đại biểu Quốc hội; cách thức tiến hành quyền của đại biểu Quốc hội; căn cứ, kết luận, công bố kết quả giám sát của đại biểu Quốc hội. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các đại biểu Quốc hội và các bạn quan tâm tới chủ đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNGGIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN ĐÌNH XUÂN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XI-XII, ĐƠN VỊ TỈNH TÂY NINH CÁC QUYỀN CỦA ĐBQH• Theo luật hoạt động giám sát của quốc hội, ĐBQH có các quyền quy định tại chương V:Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:a) Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH• Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát• Hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội;• Hoặc tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu. QUYỀN KIẾN NGHỊ• Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.• Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. HẬU QUẢ PHÁP LÝ• Đề nghị xem xét trách nhiệm của người đứng đầu• Yêu cầu QH bỏ phiếu tín nhiệm với một chức danh cụ thể• Công bố với cử tri thông qua báo chí• Quốc hội ra nghị quyết về giám sát Kỹ năng giám sát• Thâm nhập thực tế cuộc sống• Lắng nghe nhiều chiều• Thu thập thông tin• Xử lý thông tin• Đưa ra được các kết luận, kiến nghị cụ thể• Trình bày kết quả giám sát sao cho mạc lạc, có sức thuyết phục NGUỒN THÔNG TIN– Từ chính cơ quan cần giám sát– từ các cơ quan nghiên cứu (trung tâm thông tin…)– các chuyên gia– các vị lão thành– tra cứu pháp luật, tài liệu trên mạng– Ý kiến của cử tri, dư luận báo chí… Xử lý thông tin• Lự̣a chọn và đánh giá nguồn tin. Ví dụ: các nguồn chính thống từ cơ quan nhà nước thường có độ chính xác cao hơn nhưng cũng thường thổi phông ưu điểm, che giấu khuyết điểm.• Các nguồn tin trên internet rất phong phú nhưng thường rất khó kiểm chứng• Báo chí là kênh quan trọng nhưng đừng để bị lôi cuốn.• Ý kiến của cử tri rất khác nhau tùy theo vị trí và nhận thức của họ, đại biểu cần đứng về số đông nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích chung,lợi ích lâu dài của đất nước. Căn cứ giám sát• Hiến pháp, luật, các nghị quyết của quốc hội, các văn bản dưới luật• Luật pháp quốc tế• Kinh nghiệm các nước• Yêu cầu của cử tri• Thực tiễn cuộc sống KẾT LUẬN GIÁM SÁT• Ưu điểm cần được nói trước• Khuyết điểm nói sau nhưng cẩn trọng và chắc chắn (thà khen lầm hơn chê lầm)• Đặc biệt chú trọng đến các kiến nghị.• Không ngại va chạm hay mất lòng, tránh nói chung chung, vô thưởng vô phạt CÔNG BỐ KẾT QUẢ GIÁM SÁT• KẾT QUẢ GIÁM SÁT PHẢI ĐẾN ĐƯỢC VỚI QUỐC HỘI, CÔNG CHÚNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC• CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG :- TIẾP XÚC CỬ TRI,- HỌP ĐOÀN, HỌP TỔ, PHÁT BIỂU HỘI TRƯỜNG,- TRẢ LỜI BÁO CHÍ, VIẾT BÀI,- TRAO ĐỔI HÀNH LANGVÀ CẦN ĐƯỢC THEO ĐUỔI Ở NHỮNG LẦN SAU: TRUYĐẾN CÙNG VÍ DỤ VỀ NẠN PHÁ RỪNG• Trong vòng 10 năm qua, không kể hàng nghìn khối gỗ bị trộm cắp, mỗi năm chúng ta mất trắng đi 51.000ha rừng, trong đó có khoảng 20 nghìn ha là chuyển sang mục đích khác, phần lớn là rừng tự nhiên ở thượng nguồn• Trong 3 năm tới, Tây Nguyên dự kiến sẽ phá bỏ 100.000ha rừng nghèo để chuyển sang trồng cao su, tất cả đều là rừng phòng hộ đầu nguồn. Các lỗ hổng quản lý• Các quy định về quản lý rừng và đất rừng được quy định rất chặt chẽ trong luật Bảo vệ và phát triển rừng, luật Bảo vệ môi trường, luật Đa dạng sinh học, luật đất đai, nghị quyết số 73/2006/QH11 của QH và NQ số 66/NQ-QH/2006/QH11 về các công trình quan trọng quốc gia do QH quyết định đầu tư. Theo đó, việc chuyển đổi trên 200 đặc dụng, trên 1000 ha rừng sản xuất sang mục đích khác đó là công trình quan trọng quốc gia do QH quyết định chủ trương.• Tuy nhiên, các văn bản dưới luật lại nới lỏng, nhiều điểm t ...

Tài liệu được xem nhiều: