Danh mục

Bài giảng Kỹ thuật an toàn (GT)

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 641.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài giảng trình bày các khái niệm về an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp, kỹ thuật trong an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp, phương tiện bảo vệ cá nhân, vai trò, ứng dụng, quy trình bảo quản và sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật an toàn (GT) KỸ THUẬT AN TOÀNThời gian: 04 tiết lý thuyếtMục tiêu học tập:Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có thể:1. Trình bày các khái niệm về an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp2. Trình bày các kỹ thuật trong an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp3. Trình bày các phương tiện bảo vệ cá nhân, vai trò, ứng dụng, quy trình bảo quản và sử dụngNội dungI. Khái niệm về an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp1.1. Khái niệm an toàn môi trườngAn toàn môi trường là sự bảo đảm các điều kiện cần thiết để những yếu tố nguy hiểmvà có hại trong môi trường không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và cácsinh vật trong hệ sinh thái. ATMT bao gồm:  An toàn thực phẩm  an toàn giao thông  an toàn môi trường nhà ở  an toàn môi trường khu dân cư  an toàn lao động  ....Yếu tố nguy hiểm và có hại còn gọi là yếu tố không an toàn. Chúng có thể đe dọa tínhmạng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do gây thương tích và bệnh tật.Chúng còn ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái, phá hoại sự đa dạng sinh học.Những yếu tố không an toàn trong môi trường rất đa dạng. Có nhiều cách phân loại.Có thể chia thành hai nhóm 1) yếu tố tự nhiên và 2) yếu tố nhân tạo. Ví dụ:- Yếu tố tự nhiên như khí hậu bất thường biểu hiện nhiều hiện tượng thiên tai như bão, lốc xoáy, sóng thần, lũ, lụt, động đất, núi lửa, dịch bệnh, cháy rừng... Những yếu tố đó thậm chí có thể nguy hiểm đến mức không chỉ gọi là tai nạn mà còn phải gọi là thảm họa môi trường. Yếu tố tự nhiên còn do đặc điểm địa lý và địa hình bất lợi dễ gây những tai nạn nguy hiểm như ngã cao và đuối nước ...- Yếu tố nhân tạo: Hóa chất độc hại, cháy nổ, máy móc không an toàn, chập điện... thường xuất hiện trong lao động và sinh hoạt, giải trí. Những ảnh hưởng xấu nặng nề đến sức khỏe con người rõ rệt nhất là gây những tai nạn thương tích và bệnh tật. Ví dụ, ngộ độc thực phẩm do hóa chất hay sinh vật có hại, những thương vong do hành hung, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và nhiều tai nạn khác. Những hậu 1 quả chấn thương có chủ ý và không chủ ý đã được đề cập trong những bài học trước.Trên thế giới, mỗi năm tai nạn thương tích cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người vànghiêm trọng hơn nữa là mỗi trường hợp tử vong lại có hơn vài nghìn người bị thươngvà rất nhiều trong số họ bị thương tật vĩnh viễn. Ngày nay, chấn thương vẫn là nguyênnhân gây tử vong con người hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam.Từ góc độ kiểm soát những yếu tố không an toàn, an toàn môi trường là thuật ngữchung, còn có thể phân thành nhiều dạng an toàn môi trường đặc thù, tương ứng vớinhững những loại yếu tố không an toàn trong môi trường. Ví dụ:Thuật ngữ của an toàn môi trường tương ứng Thuật ngữ môi trường không an toàn- An toàn thực phẩm - Ngộ độc thực phẩm- An toàn giao thông  Tai nạn giao thông- An toàn môi trường nhà ở  Nhà ở không an toàn- An toàn môi trường khu dân cư  Khu dân cư không an toàn- An toàn học đường  Trường học không an toàn- Hòa bình  Chiến tranhCác điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn bao gồm các điều kiện chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội và cả yếu tố hành vi cá nhân. Có cả điều kiện thuộc về vật chất và phivật chất.1.2. Khái niệm an toàn nghề nghiệp An toàn nghề nghiệp là sự bảo đảm các điều kiện cần thiết để những yếu tố nguy hiểmvà có hại trong quá trình lao động không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người laođộng.Trong lao động sản xuất thường ẩn chứa nhiều yếu tố không an toàn. Mỗi năm trên thếgiới, tai nạn lao động cướp đi hàng trăm sinh mạng trong số trên 2 triệu người bị tainạn thương tích nghề nghiệp. Yếu tố nguy hiểm có thể là tự nhiên như sét đánh, độngvật tấn công, địa hình hiểm trở, bão lụt, lũ quét... Yếu tố nguy hiểm hoặc có hại lànhân tạo như hóa chất, nhiệt lượng, bức xạ, điện, máy móc, sinh vật có hại... , khôngchỉ gây tai nạn thương tích mà còn gây bệnh nghề nghiệp. Mỗi năm trên thế giới, hàngtrăm nghìn người chết trong số hàng chục triệu người mắc bệnh nghề nghiệp. Theokhái niệm nêu trên, mục đích các hành động vì an toàn nghề nghiệp chính là để khôngcó chấn thương nghề nghiệp và không có bệnh nghề nghiệp.Trong khái niệm an toàn môi trường và an toàn nghề nghiệp đều nói đến điều kiện cầnthiết. Có thể lấy mấy ví dụ với an toàn nghề nghiệp để minh họa như sau: - Điều kiện chính trị: Luật pháp đề ra những qui định về an toàn nghề nghiệp. Vídụ, các quy định về an toàn vệ sinh lao động, nhiều tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệsi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: