Danh mục

Bài giảng Kỹ thuật audio & video - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Số trang: 179      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.26 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kỹ thuật audio & video gồm có 9 chương như sau: Chương I: Đại cương về âm thanh và tín hiệu âm; Chương II: Ghi âm từ tính; Chương III: Hệ thống âm thanh; Chương IV: Tăng chất lượng âm thanh; Chương V: Nguyên lý chung của vô tuyến truyền hình; Chương VI: Một số hệ màu chính; Chương VII: Số hóa tín hiệu audio & video; Chương VIII: Truyền dẫn audio & video số; Chương IX: Ghi phát tín hiệu audio & video số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật audio & video - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM BOÄ COÂNG THÖÔNG TAÄP ÑOAØN DEÄT MAY VIEÄT NAM TRÖÔØNG CAO ÑAÚNG KINH TEÁ – KYÕ THUAÄT VINATEX TPHCM KHOA CƠ ĐIỆN  ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KYÕ THUAÄT AUDIO & VIDEO THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – 2012 LÖU HAØNH NOÄI BOÄ MỤC LỤC Trang Chương I : ĐẠI CƯƠNG VỀ ÂM THANH VÀ TÍN HIỆU ÂM I. Các khái niệm về âm thanh 1 II. Các hệ biến đổi điện thanh cơ bản 6 III. Biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện – micro 8 IV. Biến đổi tín hiỆu âm tần thành âm thanh - loa 11 Chương II: GHI ÂM TỪ TÍNH I. Nguyên lý chung của ghi âm và tái tạo tín hiệu âm thanh 25 II. Nguyên lý ghi âm từ tính 26 III. Nguyên lý ghi và đọc từ tính 31 Chương III: HỆ THỐNG ÂM THANH I. Các thành phần trong hệ thống âm thanh 40 II. Máy tăng âm ( amplifier ) 44 III. Mộ số mạch khuếch đại công suất âm tần 48 Chương IV: TĂNG CHẤT LƯỢNG ÂM THANH I. Mạch tự động điều chỉnh mức ghi - ALC (Automatic Level Control) 58 II. Mạch điều chỉnh âm sắc (tone control) 60 III. Mạch giảm tạp âm DOLBY 72 Chương V: NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH I. Những khái niệm cơ bản 79 II. Phương pháp thu phát vô tuyến truyền hình 81 III. Tần số của tín hiệu hình 85 IV. sơ đồ khối của một máy thu hình đen trắng 86 VI. Hệ truyền hình 3 màu cơ bản 90 VII. Tín hiệu chói và các tín hiệu sắc 92 Chương VI: MỘT SỐ HỆ MÀU CHÍNH I. Hệ màu NTSC (National Television System Commeetee) 95 II. Hệ màu PAL (Phase Alternative Line) 102 III. Hệ màu SECAM (Sequetiel Couluer A Memoire) 106 Chương VII: SỐ HÓA TÍN HIỆU AUDIO & VIDEO I. Các bước của ADC 110 II. Tiền lọc và lấy mẫu 111 III. Lượng tử hóa 116 IV. Mã hóa 122 V. Chuyển đổi dạng số sang tương tự 122 Chương VIII: TRUYỀN DẪN AUDIO & VIDEO SỐ I. Định nghĩa và đặc tính một số loại mã 125 II. Công nghệ truyền dẫn số 126 III. Phương tiện truyền dẫn 133 IV. Các hệ thống truyền dẫn 136 Chương IX : GHI PHÁT TÍN HIỆU AUDIO & VIDEO SỐ I. Giới thiệu 143 II. Thiết bị lưu trữ Audio – Video số 143 III. Khối đầu quang 148 IV. Ghi phát tín hiệu trên CD 151 V. Xử lý tín hiệu audio khi ghi và phát 154 Chương I : Đại cương về âm thanh và tín hiệu âm 1 Chương I : ĐẠI CƯƠNG VỀ ÂM THANH VÀ TÍN HIỆU ÂM I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ÂM THANH 1. Bản chất và nguồn gốc của âm thanh. Âm thanh có bản chất là sống cơ học lan truyền trong các môi trường, sóng âm là sóng dọc, có phương dao động cùng phương với phương truyền. Âm thanh được phát ra từ vật thể rung động, gọi là nguồn âm, như: dây đàn, mặt trống, màng loa,…Khi sóng âm truyền trong môi trường (không khí, nước,…) đến tai người làm rung màng nhĩ theo đúng nhịp điệu rung động của nguồn âm, nhờ đó ta nghe được âm thanh. Âm thanh truyền trong các môi trường: khí, lỏng, rắn,…Không truyền được trong chân không. Một số môi trường truyền âm rất kém, các môi trường này thường mềm xốp, như: bông, dạ, cỏ khô,… chất liệu cấu tạo thành các môi trường này gọi là chất liệu hút âm, được dùng để làm giảm tiếng vang. Thường được sử dụng trong nhà hát, phòng cách âm,… Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào môi trường truyền.Thí dụ: trong không khí 340m/s, trong nước 1480m/s, trong sắt 5000m/s. Trong không khí vận tốc truyền âm còn phụ thuộc vào nhiệt độ và được tình theo công thức: To C  331 (m / s) T0 là nhiệt độ tuyệt đối của không khí. 273 Vậy ở nhiệt độ càng cao âm thanh truyền càng nhanh. Người ta thường chọn C=340m/s, tốc độ tương ứng với nhiệt độ T0 = 2900K (tức 170C). Trong quá trình lan truyền, khi gặp vật cản, phần lớn bị phản xạ, phần nhỏ tiếp tục lan truyền về phía trước và phần nhỏ biến thành nhiệt. 2. Các đặc tính vật lý của âm thanh: Âm thanh là một sóng cơ nên nó có các tính chất của sóng. 2.1. Tần số: Tần số của một đơn âm là số lần dao động của các phần tử môi trường truyền dẫn âm trong 1 giây. Tần số biểu thị độ cao của âm thanh: âm trầm có tần số thấp, âm bổng có tần số cao. Tai người có thể nghe được các dao động có tần số từ 16 Hz dến 20 KHz. Dải tần từ 16 Hz đến 20 KHz gọi là dải tần số âm thanh, gọi tắt là âm tần. Những âm có tấn số dưới 16 Hz gọi là hạ âm, những âm có tần số trên 20 KHZ gọi là siêu âm. Tín hiệu có tần số từ 16 Hz đến 20 KHz gọi là tín hiệu âm tần. Tương ứng với tần số f ta có chu kỳ T và bước sóng λ, liên hệ nhau các công ...

Tài liệu được xem nhiều: