Danh mục

Bài giảng Kỹ thuật cơ bản phân tích vi sinh vật trong thực phẩm - ThS. Trương Huỳnh Anh Vũ

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.95 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kỹ thuật cơ bản phân tích vi sinh vật trong thực phẩm - Trương Huỳnh Anh Vũ trình bày nội dung bài học về đặc điêm, vai trò, phân loại vi sinh vật; Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh vật; Một số thiết bị và dụng cụ cơ bản; Môi trường nuôi cấy và kỹ thuật phân tích vi sinh vật,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật cơ bản phân tích vi sinh vật trong thực phẩm - ThS. Trương Huỳnh Anh Vũ 4/18/2018 KỸ THUẬT CƠ BẢN PHÂN TÍCH VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM ThS. TRƯƠNG HUỲNH ANH VŨ Email: vutha@case.vn 0909182242 Tháng 04/2018 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, PHÂN LOẠI VI SINH VẬT 1 4/18/2018 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT 1. 2. 3. 4. Kích thước nhỏ bé Sinh trưởng, phát triển nhanh Thích nghi cao Phân bố diện rộng, đa dạng về chủng loại VAI TRÒ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA VI SINH VẬT Tham gia quá trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên: phân giải chất hữu cơ, khởi đầu chuỗi thức ăn, tham gia chu trình carbon, nitơ,… Trong công nghiệp: tham gia vào qui trình sản xuất các hợp chất như cồn, acid hữu cơ, enzyme,… Trong y học: vaccin, kháng sinh, vitamin, hormon,… Trong chế biến, bảo quản thực phẩm: sản xuất bột ngọt, sinh khối, rượu bia, đồ uống lên men, bacteriocin,… 2 4/18/2018 VAI TRÒ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VI SINH VẬT Vi sinh vật là nguyên nhân gây ra các căn bệnh chết người: thương hàn, dịch hạch, ung thư,… Là tác nhân gây bệnh cho người, động/thực vật Làm hư hỏng lương thực/thực phẩm PHÂN LOẠI VI SINH VẬT Vi sinh vật chia làm 6 nhóm Virus (Vi rút) Bacteria (Vi khuẩn) Archae (Cổ khuẩn) Fungi (Nấm) Protozoa (Sinh vật nguyên sinh) Algae (Tảo) 3 4/18/2018 THIẾT KẾ PHÒNG THỬ NGHIỆM VI SINH VẬT YÊU CẦU CHUNG Không được ảnh hưởng đến độ tin cậy của phép phân tích. Tránh nguy cơ tạp nhiễm chéo. Các cách để đạt được mục tiêu đó là: a) xây dựng phòng thử nghiệm theo nguyên tắc “đường một chiều” b) thực hiện phòng ngừa thích hợp để đảm bảo phép thử và độ nguyên vẹn của mẫu (ví dụ: sử dụng các hộp chứa được hàn kín) c) tách riêng các hoạt động theo thời gian/không gian d) Tránh các điều kiện vượt quá sự cho phép như: nhiệt độ, bụi, độ ẩm, hơi nước, tiếng ồn, độ rung v.v… 4 4/18/2018 YÊU CẦU CHUNG Để giảm nguy cơ nhiễm chéo: a) Tường, trần và sàn nhà phải nhẵn, dễ rửa và chịu được các chất tẩy rửa/chất khử trùng. b) Sàn nhà không được trơn. c) Mọi cấu trúc nổi phía trên cần được bọc kín hoặc dễ làm vệ sinh định kỳ. d) Các cửa ra vào và cửa sổ cần được đóng kín, chống được bụi bám và dễ lau rửa. e) Nhiệt độ môi trường (18°C – 27°C). f) Môi trường phòng thử nghiệm cần được bảo vệ chống bức xạ mặt trời ở phía ngoài. g) Không sử dụng rèm che phía trong vì khó làm vệ sinh và trở thành nguồn tích bụi. YÊU CẦU CHUNG Các khu vực phải được tách biệt: - Nhận và bảo quản mẫu - Chuẩn bị mẫu - Cấy/kiểm tra mẫu - Ủ và cấy chuyền vi sinh vật - Bảo quản, cấy chủng chuẩn - Chuẩn bị và khử trùng môi trường nuôi cấy/dụng cụ - Bảo quản môi trường nuôi cấy và thuốc thử - Khử nhiễm,… 5

Tài liệu được xem nhiều: