Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng gồm có những nội dung chính sau: Chương 1 các khái niệm chung, chương 2 ô tô tự đổ, chương 3 ô tô cần trục, chương 4 ô tô tải cẩu, chương 5 xe vận chuyển rác, chương 6 xe trộn bê tông, chương 7 ô tô bơm bê tông, chương 8 ô tô làm việc trên cao, chương 9 xe thang, chương 10 ô tô chữa cháy, chương 11 ô tô - đoàn xe xitéc, chương 12 ô tô đông lạnh - bảo ôn, chương 12 đoàn xe. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 VAI TRÒ Ô TÔ CHUYÊN DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Ô tô chuyên dùng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ô tô chuyêndùng cho phép mở rộng công năng vận tải: Có thể chở các loại hàng hóa đặc biệt như chấtlỏng (ô tô bồn), chất ô nhiễm nhờ thùng kín (ô tô ép rác, ô tô hút hầm cầu), có khả năng tựbốc dỡ hàng hóa, giảm được chi phí, thời gian bốc xếp (ô tô tải cẩu)... Vận chuyển bằng ô tô chuyên dùng nâng cao chất và lượng hàng hóa chuyên chở:tăng lượng hàng hóa/m2 sàn xe nhờ kết cấu chuyên dùng (ô tô chở gia súc nhiều tầng, ô tôchở xe các loại) nhờ cơ cấu đặc biệt (ô tô vận chuyển rác); đảm bảo an toàn cho hàng hóachuyên chở, giảm tỷ lệ hư hỏng do vận chuyển gây ra như: ô tô đông lạnh, ô tô vận chuyểnhoa quả. Khi vận chuyển bằng ô tô chuyên dùng cho phép giảm bao bì vận chuyển, giảm chiphí và công lao động: ô tô tự đổ (xe ben), ô tô bồn (ô tô xitéc)... Ô tô chuyên dùng thực hiện các chức năng đặc biệt không thể thiếu trong an ninh -quốc phòng, giao thông công chính: ô tô chữa cháy, ô tô thang, ô tô cứu thương, ô tô hútchất thải cầu cống... Ở Việt Nam hiện nay thường cải tạo ô tô tải thành chuyên dùng nhằm tăng tính kinhtế nhờ giảm sự phụ thuộc vào ô tô nhập khẩu, đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hànghóa. 1.2 PHÂN LOẠI Ô TÔ CHUYÊN DÙNG 1.2.1 Định nghĩa Hiện nay không có chuẩn mực chung về ô tô chuyên dùng mà tùy mỗi nước. Ở ViệtNam, căn cứ Quyết định số 270/ĐK ngày 01/8/2007, Quyết định số 08/ĐK ngày 05/01/2006,ta có thể phân ra các loại ô tô sau: Ô tô (motor vehicle) là loại PTGTĐB chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên,không chạy trên đường ray, thường được dùng chở người và hàng hóa, kéo các rơmoóc,sơmi rơmoóc, thực hiện các chức năng, công dụng đặc biệt. Ô tô còn bao gồm cả các xe được nối với một đường dây dẫn điện, ví dụ ô tô điệnbánh lốp (trolley bus) và các xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg. Ô tô con (passenger car) (hình 1.1): có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chởngười, có số chỗ ngồi bao gồm cả người lái không lớn hơn 9 chỗ. Ô tô con chuyên dùng: có đặc điểm khác với đặc điểm các loại ô tô con nêu trên, cókết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Ví dụ: ô tô chống đạn.2 Hình 1.1 Một số loại ô tô con Ô tô khách (hình 1.2): có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mangtheo, có số chỗ ngồi bao gồm cả người lái từ 10 chỗ trở lên. - Ô tô khách cỡ nhỏ (Minibus): dưới 17 chỗ. - Ô tô khách thành phố (Urban bus): được thiết kế và trang bị để dùng trong thànhphố và ngoại ô; có ghế ngồi và chỗ đứng cho hành khách, cho phép hành khách di chuyểnphù hợp với việc đỗ xe thường xuyên. - Ô tô khách liên tỉnh (Interurban coach): được thiết kế và trang bị cho vận tải liêntỉnh. Không bố trí chỗ riêng cho hành khách đứng, tuy nhiên hành khách đi quãng đườngngắn có thể đứng ở lối đi giữa các hành ghế. - Ô tô khách đường dài (Long distance coach): dùng cho vận tải đường dài. Phải đảmbảo tính tiện nghi cho hành khách ngồi và không chở hành khách đứng. - Ô tô điện bánh lốp (Trolley bus): ô tô khách chạy bằng nguồn điện truyền từ đườngdây dẫn điện của hệ thống điện thành phố. - Ô tô khách chuyên dùng: có đặc diểm khác các loại ô tô khách nêu trên, có kết cấuvà trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Ví dụ: Ô tô chở học sinh, ô tôchở người tàn tật, ô tô chở phạm nhân. a) b) c) d) e) Hình 1.2 Các dạng ô tô khách a) Minibus; b) Trolleybus; c) Bus; d) Bus 2 tầng; e) Bus nối toa4 Ô tô tải (commercial vehicle) (hình 1.3): có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chởhàng, có thùng xe kiểu thông dụng chế tạo từ gỗ, nhôm, sắt... có khung phủ bạt hay khungcứng lợp tôn. - Ô tô tải chuyên dùng: có kết cấu và trang bị để chuyên chở một loại hàng hóa chỉđịnh, có dạng vỏ tương ứng để vận chuyển hàng hóa đó. Ví dụ: Ô tô đông lạnh, ô tô chở giasúc gia cầm, ô tô chở kính, chở bia... - Ô tô chuyên dùng: có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặcbiệt. Ví dụ: Ô tô chữa cháy, ô tô hút hầm cầu, ô tô thang, ô tô trộn bê tông, ô tô quétđường... 1.2.2 Phân loại Co hai cách phân loại ô tô chuyên dùng: theo mục đích sử dụng hoặc theo kết cấu. Theo mục đích sử dụng, ô tô chuyên dùng có thể phân ra các loại: - Ô tô chuyên dùng trong ngành thương nghiệp: ô tô chở gia súc, chở bia, chở ô tô, xemáy... - Ô tô chuyên dùng trong ngành vệ sinh môi trường đô thị: ô tô vận chuyển rác, ô tôtưới đường, ô tô quét đường... - Ô tô chuyên dùng trong ngành xây dựng: xe ủi, xe xúc, xe lu, ô tô trộn bê tông... - Ô tô chuyên dùng trong ngành nông thủy sản: ô tô đông lạnh, ô tô chở trái cây, ô tôbồn... - Ô tô chuyên dùng trong ngành y tế: ô tô cứu thương. - Ô tô chuyên dùng trong ngành sân bay, hải cảng: ô tô nạp nhiên liệu, ô tô cẩu. - Ô tô chuyên dùng trong ngành lâm nghiệp: ô tô kéo gỗ. - Ô tô chuyên dùng trong ngành mỏ, địa chất: ô tô cần trục, ô tô tự đổ (xe ben). - Ô tô chuyên dùng trong ngành an ninh quốc phòng: ô tô chữa cháy, ô tô việt dã... Theo ô tô chuyên dùng có thể chia ra: - Ô tô tự đổ (xe ben). - Ô tô cẩu (xe cần cẩu). - Ô tô tự bốc dỡ hàng (xe tải - cẩu). - Ô tô thùng kín có bảo ôn, ô tô đông lạnh. - Ô tô chở rác (thùng hở, xe xuồng, ép rác...). - Ô tô quét hút bụi đường phố. - Ô tô bồn (chở nước, chở xăng dầu, chở sữa... chữa cháy, tưới đường). - Ô tô có kết cấu chuyên biệt khác (ô tô làm việc trên cao phục vụ sửa chữa điện trên,ô tô ...