Thông tin tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề chung về xử lý nước thải; Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học; Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý; Xử lý nước thải bằng phương sinh học; Xử lý và sử dụng cặn nước thải; Khử trùng nước thải;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải - ThS. Lâm Vĩnh Sơn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌCBÀI GIẢNG KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP VIETNAM-SINGAPORE Th.S. Lâm Vĩnh Sơn Dùng cho sinh viên ngành MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC Năm xuất bản 2008Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI1.1. PHÂN LOẠI NƯỚC THẢIĐể hiểu và lựa chọn công nghệ xừ lý nước thải cần phải phân biệt các loại nước thải khác nhau. Cónhiều cách hiểu về các loại nước thải, nhưng trong tài liệu này tác giả đưa ra 3 loại nước thải dựa trênmục đích sử dụng và cách xả thải như sau.1.1.1. Nước thải sinh hoạtNước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng :tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan,trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dâncư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh - Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phầnvô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat baogồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo;và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 –450%mg/l thoe trọng lượng khô. Có khỏang 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở nhữngkhu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh họaat không được xử lý thích đáng làmột trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quencủa người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chấtthải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chấtthải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bàytrong bảng 1.1 Bảng.1.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người Tổng chất thải Chất thải hữu cơ Chất thải vô cơ Các chất (g/người.ngày) (g/người.ngày) (g/người.ngày) 1. Tổng lượng chất thải 190 110 80 2. Các chất tan 100 50 50 3. Các chất không tan 90 60 30 4. Chất lắng 60 40 20 5. Chất lơ lửng 30 20 10 Trang 1Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn Bảng 1.2: Thành phần nước thải sinh họat phân tích theo các phương pháp của APHA Mức độ ô nhiễm Các chất (mg/l) Nặng Trung bình Thấp - Tổng chất rắn 1000 500 200 - Chất rắn hòa tan 700 350 120 - Chất rắn không hòa tan 300 150 8 - Tổng chất rắn lơ lửng 600 350 120 - Chất rắn lắng 12 8 4 - BOD5 300 200 100 - DO 0 0 0 - Tổng nitơ 85 50 25 - Nitơ hữu cơ 35 20 10 - Nitơ ammoniac 50 30 15 - NO2 0,1 0,05 0 - NO3 0,4 0,2 0,1 - Clorua 175 100 15 - Độ kiềm 200 100 50 - Chất béo 40 20 0 - Tổng photpho - 8 -Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l,SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l.Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu choquá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệsau: BOD5:N:P = 100:5:1Một tính chất đặc trưng nữa của Nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bịphân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùngvới bùn.1.1.2. Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)Là lọai nước thải sau quá trình sản xuất, phục thhuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồngđộ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệlựa chọn.Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nướ ...