Danh mục

Bài giảng Lác và liệt vận nhãn

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lác mắt là sự lệch trục nhìn của mắt, thường kèm theo rối loạn thị giác 2 mắt. Lác mắt là một bệnh khá phổ biến. Lác được chia thành 2 loại chính:Lác đồng hành (concomitant strabismus) hoặc lác cơ năng: trong đó mắt lác luôn luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành do đó góc lác không thay đổi ở mọi hướng nhìn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lác và liệt vận nhãn Học viện quân y Bộ môn mắtLác và liệt vận nhãn Tiến sĩ Nguyễn Văn Đàm Năm học 2004 - 2005 Mục lụcI. Mở đầuII. Giải phẫu các cơ ngoại nhãnIII. Sinh lý vận nhãn 3.1. Chức năng các cơ 3.2. Các định luật vận nhãnIV. Biến đổi thị giác do lác mắt 4.1. Song thị 4.2. Tương ứng võng mạc bất thường 4.3. Định thị ngoại tâm 4.4. Nhược thịV. Phương pháp khám lác 5.1. Hỏi bệnh 5.2. Khám thị lực 5.3. Khám khúc xạ 5.4. Khám cân bằng 2 mắt và đo góc lác 5.5. Khám thị giác 2 mắt 5.6. Khám vận động nhãn cầu 5.7. Khám định thị 5.8. Khám bằng SynoptophoreVI. Các hình thái lác đồng hành 6.1. Lác trong 6.2. Lác ngoài 6.3. Lác đứng 6.4. Một số hội chứng đặc biệt 6.5. Lác ẩnVII. Liệt vận nhãn 7.1. Nguyên nhân 7.2. Triệu chứng 7.3. Các hình thái lâm sàng VIII. Điều trị lác 8.1. Chỉnh kính 8.2. Điều trị nhược thị 8.3. Điều trị bằng thuốc 8.4. Điều trị bằng phẫu thuật Bệnh lác mắt I. đại cương Lác mắt là sự lệch trục nhìn của mắt, thường kèm theo rối loạn thị giác 2 mắt.Lác mắt là một bệnh khá phổ biến. Lác được chia thành 2 loại chính: Lác đồng hành (concomitant strabismus) hoặc lác cơ năng: trong đó mắt lác luônluôn di chuyển cùng hướng với mắt lành do đó góc lác không thay đổi ở mọi hướngnhìn. Trong lác đồng hành, sự lệch trục thị giác gây ra những rối loạn thị giác 2 mắt.Lác đồng hành thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ thường được nêu lên là 5% - 7%. Lác liệt (paralytic strabismus) hoặc lác bất đồng hành (incomitant strabismus)trong đó cơ vận nhãn bị liệt gây ra hạn chế vận động của nhãn cầu và góc lác khôngbằng nhau ở các hướng nhìn. Lác liệt thường gặp ở người lớn. Lác mắt có thể do nhiều nguyên nhân: - Nhược thị thực thể: đục thể thuỷ tinh, ung thư võng mạc, bệnh toxoplasma, lệchkhúc xạ 2 mắt. - Tật khúc xạ: Cận thị nặng, viễn thị làm tăng tỉ số AC/A. - Liệt vận nhãn: liệt cơ ngoại nhãn bẩm sinh hoặc mắc phải. - Di truyền: trên 50% các trường hợp lác có yếu tố gia đình. - Bất thường khi sinh: thiếu cân, đẻ non. - Tổn thương não: lác thường gặp ở những trẻ có tổn hại vận động. - Bất thường giải phẫu: cơ yếu hoặc bám bất thường, dị dạng hốc mắt. - Môi trường: yếu tố kích thích sự nhìn gần lâu dài. II. Giải phẫu các cơ ngoại nhãn Vận động của nhãn cầu nhờ vào 6 cơ ngoại nhãn: 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơthẳng dưới, cơ thẳng trong, và cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo lớn và cơ chéobé). Trừ cơ chéo bé có nguyên uỷ là ở thành trong hốc mắt, chỗ gần ống lệ - mũi, 5 cơcòn lại đều bắt nguồn từ vòng gân ở đỉnh hốc mắt, 4 cơ thẳng đi ra phía trước để bámtận vào củng mạc ở trước xích đạo cách rìa 7,5mm (cơ thẳng trên), 7,0mm (cơ thẳngngoài), 6,5mm (cơ thẳng dưới), và 5,5mm (cơ thẳng trong), 2 cơ chéo bám tận ở củngmạc, sau xích đạo phía thái dương (Hình 1 và hình 2). Hình 1: Bám tận của các cơ thẳng. Hình 2: Bám tận của các cơchéoPhân bố thần kinh của các cơ vận nhãn Cơ chéo lớn do dây thần kinh số IV điều khiển, cơ thẳng ngoài do dây thần kinhsố VI điều khiển. Tất cả các cơ còn lại là do dây thần kinh số III điều khiển. Tất cả cácnhân thần kinh vận nhãn đều nằm ở sàn não thất IV thuộc thân não. III. Sinh lí vận nhãn Thành ngoài và thành trong của hốc mắt tạo thành một góc 450 do đó góc giữatrục hốc mắt với thành ngoài và thành trong xấp xỉ bằng 230. Khi nhãn cầu ở tư thếnguyên phát (nhìn thẳng phía trước mặt) thì trục nhãn cầu và trục hốc mắt tạo thànhmột góc 230 (Hình 3). Tác dụng của các cơ ngoại nhãn phụ thuộc vị trí của nhãn cầutại thời điểm đó. Nhãn cầu chuyển động theo 3 trục Fick của mặt phẳng Listing (mặt phẳng tưởngtượng đi qua tâm xoay của nhãn cầu) (Hình 4): - Quay sang phải hoặc quay sang trái quanh trục Z (trục dọc) - Quay lên trên hoặc quay xuống dưới quanh trục X (trục ngang) - Xoáy ra ngoài hoặc xoáy vào trong quanh trục Y (trục trước sau) Hình 3: Giải phẫu các cơ ngoại nhãn. Hình 4: Mặt phẳng Listing3.1. Chức năng của các cơ ngoại nhãn (Bảng 1).* Cơ thẳng trong: chỉ có tác dụng đưa nhãn cầu vào trong* Cơ thẳng ngoài: chỉ có tác dụng đưa nhãn cầu ra ngoài Bảng 1 - Tác dụng của các cơ ngoại nhãnCơ Tác dụng chính Tác dụng phụThẳng ngoài Đưa ra ngoài KhôngThẳng trong Đưa vào trong KhôngThẳng trên Đưa lên trên Xoáy vào trong, đưa vào trongThẳng dưới Đưa xuống dưới Xoáy ra ngoài, đưa vào trongChéo lớn ...

Tài liệu được xem nhiều: