Danh mục

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (74 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, "Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2" tiếp tục trình bày những nội dung về học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX; học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin; học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới; học thuyết kinh tế của trường phái Keynes; học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại; học thuyết kinh tế của trường phái tự do mới; học thuyết kinh tế của trường phái thể chế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CƠ BẢN I BỘ MÔN MÁC - LÊNIN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ (Dùng cho hệ đại học chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh) HÀ NỘI, 2013 Chương VI: Học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX CHƯƠNG VI HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG THẾ KỶ XIX Mục đích, yêu cầu: - Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế học CNXH không tưởng, những đặc trưng, đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng. - Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế CNXH không tưởng Tóm tắt Về hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế CNXH không tưởng: Học thuyết kinh tế của CNXH không tưởng ra đời vào những năm đầu của thế kỷ thứ XIX (còn được gọi là CNXH không tưởng Tây Âu), khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc được cải tiến dần thay thế những lao động thủ công, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Trong cuộc đấu tranh này đã dần dần làm thức tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ đạo chống lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời. Những nội dung cơ bản của trường phái: - Cống hiến lớn nhất của CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX là ở chỗ chỉ ra những khuyết tật của CNTB như: bản chất bóc lột, tính tự phát vô chính phủ, sự phân hoá xã hội, khẳng định được nguồn gốc và sự bất công, các loại khuyết tật của CNTB chính là chế độ tư hữu - Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX đã đưa ra những học thuyết kinh tế, phản ánh một giai đoạn phát triển chưa chín muồi của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Do vậy, các học thuyết kinh tế của họ đưa ra dựa theo quan điểm về chủ nghĩa xã hội chủ quan không triệt để và đầy dẫy những ảo tưởng tiểu tư sản. Những mơ ước của họ về xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện trên cơ sở không cần đấu tranh giai cấp. Như vậy, họ đã tách rời học thuyết kinh tế với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Họ không thấy rõ vai trò của đấu tranh chính trị. Vì vậy, những quan điểm kinh tế của họ đưa ra chỉ là không tưởng, là những mong muốn xa rời với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. 6.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG 6.1.1. Hoàn cảnh ra đời a.Tiền đề về kinh tế - Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. - Máy móc công nghiệp được cải tiến và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc. Bộ môn Mác – Lênin - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông 60 Chương VI: Học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX - Chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ tính chất phản động, những mặt trái của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, … b. Tiền đề về chính trị - xã hội - Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ được chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn) nhưng vào đầu thế kỷ XIX phong trào còn chưa mạnh mẽ và rộng khắp. - Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã liên tiếp diễn ra những cuộc biến động về chính trị (bãi công, đình công). Biểu hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai thế lực phong kiến, tư sản tự do và dân chủ cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này đã dần dần làm thức tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ đạo chống lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời. 6.1.2 Đặc điểm chung của kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng a. Đặc điểm chung + Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. + Đặc điểm chung nổi bật là phê phán chủ nghĩa tư bản xuất phát từ lợi ích của sản xuất và theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới có tính chất không tưởng (chỉ dừng lại ở tính ước muốn, không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công nhân). Về chế độ sở hữu, cơ sở của những quan hệ kinh tế cơ bản, các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa không tưởng chưa hoàn toàn nhất trí với nhau, người thì cho rằng còn duy trì chế độ tư hữu, người cho rằng phải xóa bỏ và thay vào đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. b. Những đại biểu điển hình + Saint Simon (1760 – 1825) Là nhà văn Pháp nổi tiếng, có kiến thức sâu rộng. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có ở Pháp, được hưởng mọi sự giáo dục đầy đủ và có hệ thống. Ông đã từng tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ, được phong quân hàm đại tá. Ông đã viết nhiều tác phẩm: “Khái niệm về khoa học và con người” (1813); “Những bức thư gửi một người Mỹ” (1817); “Quan điểm về sở hữu và pháp chế” (18 ...

Tài liệu được xem nhiều: