Danh mục

Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: Bài 6 - ThS. Trần Hồng Nhung

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 6: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa" trình bày về nhà nước và pháp luật Công xã Paris năm 1871; Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô Viết; nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân; sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, công cuộc cải cách, đổi mới của các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới: Bài 6 - ThS. Trần Hồng Nhung GIỚI THIỆU MÔN HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung v1.0015112215 1 BÀI 6 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung v1.0015112215 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được nguyên nhân bùng nổ, sự thiết lập nhà nước và pháp luật của Công xã Paris. Đồng thời chỉ rõ được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại. • Trình bày được nội dung cuộc cách mạng tháng Mười và sự thiết lập nhà nước Xô Viết Nga. Nhà nước và pháp luật Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. • Chỉ rõ được đặc điểm về nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân. v1.0015112215 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức của môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật. v1.0015112215 4 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. v1.0015112215 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Nhà nước và pháp luật Công xã Paris năm 1871 6.2 Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ 6.3 nhân dân Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và 6.4 các nước Đông Âu. Công cuộc cải cách, đổi mới của các nước Xã hội chủ nghĩa khác v1.0015112215 6 6.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÔNG XÃ PARIS NĂM 1871 6.1.1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc 6.1.2. Pháp luật của cách mạng vô sản và Công xã Paris sự thành lập nhà nước Công xã Paris 6.1.3. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử v1.0015112215 7 6.1.1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC CÔNG XÃ PARIS • Giữa những năm 60 của thế kỷ XIX, ở Pháp, đế chế thứ II lâm vào tình trạng khủng hoảng. Napoleon III tiến hành cuộc chiến tranh với đế chế Phổ và đã thất bại, đầu hàng quân Phổ. Đế chế II sụp đổ. • Nhân dân Paris nổi dậy, đòi thành lập Chế độ cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc. Chiều 4/9/1870, một Chính phủ lâm thời tư sản của nền Cộng hòa thứ III được thành lập, lấy tên là “Chính phủ vệ quốc”. • Chính phủ lâm thời mong muốn mượn tay quân Phổ để đàn áp phong trào của nhân dân, trước tình hình thực tế, nhân dân Paris đã nổi dậy chống lại quân Phổ, ngày 18/ 03/1871, cuộc cách mạng của nhân dân Paris đã giành thắng lợi.  Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi. v1.0015112215 8 6.1.1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC CÔNG XÃ PARIS (tiếp theo) • Tổ chức bộ máy nhà nước:  Ngày 26/03/1871, Hội đồng Công xã được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hầu hết thành viên của Hội đồng Công xã là những đại biểu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.  Ngày 29/03, Hội đồng Công xã tổ chức ra 10 Ủy ban của mình. Mỗi Uỷ ban có thể được coi là những bộ của 1 Chính phủ (Uỷ ban hành pháp, Uỷ ban tài chính, Uỷ ban quân sự, Uỷ ban tư pháp, Uỷ ban an ninh, Uỷ ban lương thực, Uỷ ban lao động, Uỷ ban công nghiệp và thương nghiệp, Uỷ ban ngoại giao, Uỷ ban giáo dục).  Tòa án cách mạng được thành lập để trấn áp các thế lực phản cách mạng, thẩm phán do Ủy ban hành pháp chỉ định (Tòa có thẩm quyền xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ, các vụ hình sự nghiêm trọng thì thành lập Tòa án đặc biệt để cùng phối hợp với bồi thẩm đoàn để giải quyết).  19/4/1871, Hội đồng Công xã công bố bản Tuyên ngôn với nhân dân Pháp. Đây là văn kiện pháp lý xác lập mô hình nhà nước theo kiểu Công xã Paris. Mỗi công xã có quyền tự trị và liên kết thành từng quận. Hội nghị quận cử đại biểu vào Quốc hội của cả nước đặt ở Paris. v1.0015112215 9 6.1.2. PHÁP LUẬT CỦA CÔNG XÃ PARIS • Công xã Paris chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên pháp luật không được ban hành nhiều. • Về hình thức pháp luật: Sắc lệnh – đây là hình thức pháp luật thích hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách trong việc xây dựng và chiến đấu bảo vệ Công xã. • Một số Sắc lệnh tiêu biểu:  Sắc lệnh ngày 29/03 quy định chỉ có Công xã Pari mới có quyền ban hành Sắc lệnh.  Sắc lệnh ngày 3/4 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của nhà nước.  Sắc lệnh ngày 16/4, giao cho công nhân quản lý những xí nghiệp mà bọn chủ đã chạy trốn. Toàn bộ mọi công việc của xí nghiệp đặt dưới sự kiểm soát của công nhân.  Một số Sắc lệnh quy định về giá bánh mỳ, thịt bò... Để bình ổn giá, bảo vệ đời sống nhân dân.  Kết luận: Pháp luật Công xã đã tạo dựng được một trật tự xã hội mới, mang lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động. v1.0015112215 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: