Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 59
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết làm rõ tư duy kinh tế của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ Đại hội và tập trung phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp của nước ta theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2013-2018, từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 320 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Phạm Thị Thu Hường* Phạm Thị Nga** TÓM TẮT: Đổi mới tư duy kinh tế để phát triển là cả một quá trình nhận thức lâu dài của Đảng ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Bài viết làm rõ tư duy kinh tế của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ Đại hội và tập trung phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp của nước ta theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2013 - 2018, từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta đã trải qua hơn 2 thập niên, đã giành được những thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, tạo thế vững chắc để nước ta vững bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược đó, phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân nói riêng, từ đó tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nêu ra. Đây là chủ trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta từ năm 1986 cho đến nay. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh, đây là một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo, góp phần vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong nền kinh tế nhiều thành phần đó, khu vực doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển mạnh, góp phần phát triển sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà * Trường Đại học Hùng Vương. Tác giả nhận phản hồi: Phạm Thị Thu Hường. Tel: +84982862952 - E-mail address: huongdhhv84@ gmail.com ** Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 321 nước và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bài viết tập trung vào phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2018 tại Việt Nam nhằm đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục phát triển của các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1. Chủ trương phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh (sau này gọi là kinh tế nhà nước) và kinh tế tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể; chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, với hàng chục nghìn xí nghiệp quốc doanh. Gọi là xí nghiệp quốc doanh, nhưng chưa thể gọi là doanh nghiệp, bởi xí nghiệp gần như không có quyền tự chủ, mọi cái từ đầu vào (lao động, vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu…), sản xuất, kinh doanh (cái gì, bao nhiêu…), đầu ra (tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao…), đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi, lỗ,…) đều do Nhà nước lo, Nhà nước chịu. Kinh tế tập thể chiếm gần hết khu vực ngoài Nhà nước với hàng nghìn hợp tác xã cũng thuộc đủ các ngành. Gọi là kinh tế tập thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng phương án ăn chia do Nhà nước duyệt; vật tư chủ yếu do Nhà nước cung cấp; sản phẩm do Nhà nước thu mua; xã viên ăn theo định lượng1. * Sau thời kỳ đổi mới, Nhà nước chính thức khẳng định, nền kinh tế nước ta bao gồm, nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và tổ chức kinh doanh. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng quyết định chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế; Đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, Đảng đã từng bước thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Đại hội Đảng VII (1991) và VIII (1996) đã xác định rõ nước ta có 5 thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế quốc doanh/kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể/hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 320 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Phạm Thị Thu Hường* Phạm Thị Nga** TÓM TẮT: Đổi mới tư duy kinh tế để phát triển là cả một quá trình nhận thức lâu dài của Đảng ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Bài viết làm rõ tư duy kinh tế của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ Đại hội và tập trung phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp của nước ta theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2013 - 2018, từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta đã trải qua hơn 2 thập niên, đã giành được những thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, tạo thế vững chắc để nước ta vững bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược đó, phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân nói riêng, từ đó tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nêu ra. Đây là chủ trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta từ năm 1986 cho đến nay. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh, đây là một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo, góp phần vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong nền kinh tế nhiều thành phần đó, khu vực doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển mạnh, góp phần phát triển sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà * Trường Đại học Hùng Vương. Tác giả nhận phản hồi: Phạm Thị Thu Hường. Tel: +84982862952 - E-mail address: huongdhhv84@ gmail.com ** Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 321 nước và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bài viết tập trung vào phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2018 tại Việt Nam nhằm đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục phát triển của các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1. Chủ trương phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh (sau này gọi là kinh tế nhà nước) và kinh tế tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể; chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, với hàng chục nghìn xí nghiệp quốc doanh. Gọi là xí nghiệp quốc doanh, nhưng chưa thể gọi là doanh nghiệp, bởi xí nghiệp gần như không có quyền tự chủ, mọi cái từ đầu vào (lao động, vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu…), sản xuất, kinh doanh (cái gì, bao nhiêu…), đầu ra (tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao…), đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi, lỗ,…) đều do Nhà nước lo, Nhà nước chịu. Kinh tế tập thể chiếm gần hết khu vực ngoài Nhà nước với hàng nghìn hợp tác xã cũng thuộc đủ các ngành. Gọi là kinh tế tập thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng phương án ăn chia do Nhà nước duyệt; vật tư chủ yếu do Nhà nước cung cấp; sản phẩm do Nhà nước thu mua; xã viên ăn theo định lượng1. * Sau thời kỳ đổi mới, Nhà nước chính thức khẳng định, nền kinh tế nước ta bao gồm, nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và tổ chức kinh doanh. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng quyết định chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế; Đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, Đảng đã từng bước thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Đại hội Đảng VII (1991) và VIII (1996) đã xác định rõ nước ta có 5 thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế quốc doanh/kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể/hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển các thành phần kinh tế Doanh nghiệp Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Thu ngân sách nhà nước Cơ cấu thành phần kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 319 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội
12 trang 215 1 0 -
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp: Vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam
6 trang 188 0 0 -
97 trang 162 0 0
-
Xu hướng chuyển đổi báo cáo tài chính Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
5 trang 139 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
95 trang 100 0 0
-
Đề tài Khoa học công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
28 trang 98 0 0 -
17 trang 97 0 0
-
17 trang 95 0 0