Danh mục

Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.22 KB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: khái quát quan hệ pháp luật dân sự; đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự; thành phần của quan hệ pháp luật dân sự; sự kiện pháp lý; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự Chương 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ I. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ❖ Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Nhà nước là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật dân sự. ❖ Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. ❖ Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề quan trọng trong phần lớn các quan hệ dân sự. ❖ Quan hệ pháp luật dân sự có tính đền bù tương đương (xuất phát từ việc quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ). ❖ Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể tự quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể miễn là không trái pháp luật. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PLDS Chủ Thể Khách thể QHPLDS Nội dung SỰ KIỆN PHÁP LÝ ❖ Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lý (làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). II. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Cá nhân Pháp nhân 1. CÁ NHÂN Đầy đủ năng lực hành vi Năng lực pháp Không có năng NĂNG luật lực hành vi LỰC CHỦ THỂ CỦA Chưa đầy đủ Năng lưc hành CÁ NHÂN năng lực hành vi vi Hạn chế năng lực hành vi Mất năng lực hành vi 16 NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ ❖Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. ❖Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. ❖Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ ❖ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. TUYÊN BỐ MẤT TÍCH (Điều 68) Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. HẬU QUẢ PHÁP LÝ ❖ Về tư cách chủ thể: tạm thời chấm dứt tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích. ❖ Về quan hệ nhân thân: nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. ❖ Về quan hệ tài sản: người đang quản lý tài sản cho người bị tuyên bố mất tích tiếp tục quản lý tài sản đó. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. TUYÊN BỐ CHẾT Tuyên bố một người đã chết Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. HẬU QUẢ PHÁP LÝ ❖ Về tư cách chủ thể: chấm dứt hoàn toàn. ❖ Quan hệ nhân thân: được giải quyết như đối với người đã chết. ❖ Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết. HỦY QUYẾT ĐỊNH ❖ Tư cách chủ thể, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết đều được phục hồi. Chỉ trừ trường hợp nếu vợ, hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết đã được Tòa án cho ly hôn thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người thành niên thường xuyên chung ...

Tài liệu được xem nhiều: