Danh mục

Bài giảng Luật kinh doanh (2015): Phần 2

Số trang: 148      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.69 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, Bài giảng Luật kinh doanh (2015): Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về pháp luật về đầu tư; hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài; pháp luật về hợp đồng; giao kết hợp đồng; pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh; giải quyết tranh chấp kinh doanh tại trọng tài thương mại; pháp luật về phá sản; đơn và thụ ý đơn yêu cầu ở thủ tục phá sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật kinh doanh (2015): Phần 2HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BÀI GIẢNG LUẬT KINH DOANH BIÊN SOẠN: TS. LÊ MINH TOÀN Hà Nội - 2015 Chương 2: Pháp luật về đầu tư CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƢ 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là Nghị định số115/CP ngày 18-4-1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kêu gọi đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam dưới các hìnhthức khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội.1 Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (tháng 12/1987, bổ sung, sửa đổi năm 1990,1992), đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Nhằm đáp ứng tình hình thựctiễn và yêu cầu mới của đất nước, tạo môi trường pháp lý an toàn và hấp dẫn hơn để thu hút FDI,góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường hội nhập kinh tếnước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cườngquản lý nhà nước đối với FDI, ngày 12/11/1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nướcngoài tại Việt Nam (Luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996). Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 một lần nữakhẳng định chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài để phục vụ sự nghiệp công hoá, hiệnđại hoá đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2005, đã có 7.086 dự ánđược cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 66,185 tỷ USD.2 Luật Đầu tư 2005 được Quốc hội XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005, cóhiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước. Luật Đầu tư 2005 được thông qua vào thời điểm kinh tế tư nhântrong nước phát triển mạnh mẽ, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt đượcnhững bước tiến lớn sau thời gian thực hiện những quy định thông thoáng của Luật Đầu tưnước ngoài năm 1987, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Doanh nghiệp năm 1999.Đây cũng là thời điểm Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và tựdo hóa hoạt động đầu tư. Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/6/2006của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư là mộtbước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tạiViệt Nam.3 Cùng với Luật Doanh nghiệp 2005 được thông qua và có hiệu lực thi hành vào1 Xem thêm: Lê Minh Toàn (chủ biên), Luật Kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2002. LêMinh Toàn (chủ biên), Luật Kinh doanh Việt Nam (2 tập), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2009.2 Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn. Xem thêm bình luận về Luật đầu tư 2005 tại: Lê MinhToàn (chủ biên), Luật Kinh doanh Việt Nam (2 tập), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2009. Lê Minh Toàn, VũQuang, Luật kinh doanh Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2012.3 Tổng cộng, đã có 24 văn bản trực tiếp hướng dẫn và thi hành Luật Đầu tư 2005 được ban hành. Bên cạnh đó,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành cũng ban hành hơn 60 văn bản quy định những nội dung liênquan đến quy định của Luật Đầu tư. Ngoài ra, đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, sau khi Luật Đầu tư 2005có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định về hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về đầu tư ra nướcngoài trong lĩnh vực dầu khí (được sửa đổi, sửa đổi bởi Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16/2/2009); Bộ Kếhoạch và Đầu tư ban hành Quyết định 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 ngày 10/10/2007 về mẫu các vănbản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chịu 117 Chương 2: Pháp luật về đầu tưcùng một thời điểm (1/7/2006), đây là đầu tiên sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới,Việt Nam có một khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được áp dụng thống nhất cho tất cảcác nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Những quy định của Luật Đầutư 2005 và các điều khoản được quy định chi tiết tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã mở rộngquyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ về cơbản một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều: