Thông tin tài liệu:
Bài giảng Luật môi trường: Chương 5 Giải quyết tranh chấp môi trường - kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật môi trường do ThS Phan Thỵ Tường Vi biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Giải quyết tranh chấp môi trường, thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường, xử lý vi phạm pháp luật môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật môi trường: Chương 5 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG -
KIỂM TRA, Thanh TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
MÔI TRƯỜNG
Ths phan thỵ tường vi
Khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM
NỘI DUNG
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
II. Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường
2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường
2.2 Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường
III. Xử lý vi phạm pháp luật môi trường
PHAN THỴ TƯỜNG VI 2
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
- Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm.
- Các dạng tranh chấp môi trường:
(1) Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản
xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên, các
yếu tố môi trường;
PHAN THỴ TƯỜNG VI 3
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
- Các dạng tranh chấp môi trường:
(2) Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các
tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây nên;
(3) Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành dự án phát triển gây
ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường
thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác;
(4) Tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước 4
PHAN THỴ TƯỜNG VI
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:
(1) Chủ thể tranh chấp: rộng, đa dạng nhiều loại chủ thể: quốc
gia, tổ chức, cá nhân; khó xác định chính xác, cụ thể.
(2) Đối tượng tranh chấp: Quyền được sống trong môi trường
trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường vào mọi mục đích theo quy định pháp luật; quyền được tác
động lên môi trường trong giới hạn cho phép của pháp luật.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 5
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:
(3) Thời điểm tranh chấp: có thể nảy sinh từ rất sớm, không chỉ
xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trên thực tế mà
ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp mới trong tình trạng bị đe dọa
xâm hại.
(4) Giá trị thiệt hại: thường rất lớn, khó xác định: tài sản, tính
mạng, sức khỏe của con người; các giá trị mang tính nhân văn
hoặc các yếu tố khác của môi trường.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 6
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:
(5) Tính đa dạng của lợi ích bị xâm hại khiến cho tranh chấp môi
trường không chỉ gắn liền với lợi ích riêng biệt của các chủ thể mà
còn gắn với lợi ích chung của xã hội.
(6) Tranh chấp môi trường ngoài thiệt hại trực tiếp trước mắt còn
bao gồm thiệt hại gián tiếp và nhất là thiệt hại lâu dài – loại thiệt hại
rất khó xác định.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 7
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường:
(1) Khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hòa giải
tại cơ sở;
(2) Áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”:
(3) Ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng môi
trường bị suy thoái.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 8
I. Giải quyết tranh chấp môi trường
1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
a) Giải quyết tranh chấp môi trường giữa cá nhân, tổ chức với
nhau:
(1) Giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm môi trường gây ra;
(2) Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 9
Giải quyết các yêu cầu đòi bồi
Giải quyết các yêu cầu đòi
thường thiệt hại do hành vi làm
chấm dứt hành vi gây ô nhiễm
ô nhiễm môi trường gây ra
- Pháp luật về bảo vệ môi trường: - Luật Khiếu nại, tố cáo
Luật BVMT 2014, các văn bản luật - Nghị định 179/2013/ NĐ-CP quy
chuyên ngành; định về xử phạt vi hành chính trong
- Bộ Luật Dân sự 2005: điều 263, lĩnh vực bảo vệ môi trường.
điều 624.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi Phương thức: Khiếu nại, tố cáo với
thường thiệt hại: (1) Có thiệt hại xảy cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
ra; (2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi quyền (UBND các cấp, cơ quan quản
vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; lý nhà nước về môi trường) thông qua
(3) Lỗi của chủ thể gây thiệt hại và (4) các hình thức phát giác, kiến nghị, yêu
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi cầu, phản ánh về các hành vi có biểu
phạm với thiệt hại. hiện vi phạm pháp luật môi trường.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 10
II. Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường
2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường
- Kiểm tra nhà nước về môi trường là một hoạt động mang tính tổ
chức - quyền lực nhà nước nhằm xem xét việc chấp hành các quy
định pháp luật về môi trường.
- Kiểm tra nhà nước về môi trường bao gồm:
(1) Kiểm tra bắt buộc;
(2) Kiểm tra thường xuyên.
PHAN THỴ TƯỜNG VI 11
II. Thanh tra ...