Danh mục

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 - TS. Vũ Duy Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 580.81 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được một số vấn đề cơ bản của tài chính công; tầm quan trọng của tài chính công trong nền tài chính quốc gia và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Phân tích được bản chất của pháp luật tài chính công; vai trò của pháp luật tài chính công trong hệ thống pháp lý quốc gia và trong sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Luật tài chính công: Bài 1 - TS. Vũ Duy Nguyên LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228 BÀI 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được một số vấn đề cơ bản của tài chính công; tầm quan trọng của tài chính công trong nền tài chính quốc gia và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. • Phân tích được bản chất của pháp luật tài chính công; vai trò của pháp luật tài chính công trong hệ thống pháp lý quốc gia và trong sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. • Chỉ rõ các nhân tố tác động đến sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công. • Mô tả được nội dung, các yếu tố cấu thành của hệ thống pháp luật tài chính công. 3 v1.0014110228 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: • Lý luận nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Thương mại. 4 v1.0014110228 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc một số tài liệu tham khảo sau:  Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật tài chính công, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.  Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2010.  Hiến pháp năm 2013.  Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 5 v1.0014110228 CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về tài chính công 1.2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật tài chính công 1.3 Hệ thống pháp luật tài chính công 6 v1.0014110228 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG 1.1.1. Khái niệm tài chính công 1.1.2. Phân loại nội dung tài 1.1.3. Vai trò của tài chính công chính công 7 v1.0014110228 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG a. Khái niệm tài chính công • Tài công được hiểu là sự hợp thành của hai thuật ngữ: “tài chính” và “công”. • Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ, thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. (Giáo trình Quản lý tài chính công – Học viện tài chính 2010) • Tài chính công là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu các hoạt động của Chính phủ và các phương tiện thay thế trong việc tài trợ các chi tiêu chính phủ. (Giáo trình Tài chính công – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1994) • Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi do Nhà nước tiến hành nhằm tập hợp các nguồn lực biểu hiện dưới hình thành giá trị thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước điều hành, quản lý, kiểm soát trên cơ sở pháp luật để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. 8 v1.0014110228 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) b. Một số đặc điểm cơ bản của tài chính công • Chế độ sở hữu: Các nguồn tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu. Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quỹ tài chính công. • Mục đích sử dụng: Các nguồn tiền tệ thuộc quỹ tài chính công được sử dụng để đảm bảo các lợi ích của cộng đồng xã hội, duy trì bộ máy nhà nước, đảm bảo chi tiêu của Nhà nước, đảm bảo an ninh, bình ổn quốc gia. • Cơ chế thực hiện:  Hoạt động tài chính công được thực hiện thông qua cơ chế quyền lực của Nhà nước. Các cơ quan công quyền nắm giữ quyền lực nhà nước, thay mặt Nhà nước, là chủ thể tiến hành tạo lập, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính công.  Đây chính là hoạt động phân phối lại giá trị của cải của xã hội thông qua cơ chế quyền lực nhà nước. 9 v1.0014110228 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH CÔNG (tiếp theo) b. Một số đặc điểm cơ bản của tài chính công • Phương diện điều chỉnh: Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo, quản lý, sử dụng các quỹ tài chính công được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật công:  Luật Ngân sách nhà nước;  Luật Thuế;  Luật Quản lý nợ công;  Và các văn bản pháp luật khác liên quan. • Nguồn hình thành bao gồm:  Nguồn thu trong nước và nguồn thu ngoài nước;  Nguồn thu từ hoạt kinh tế, xã hội của quốc gia thông qua cơ chế: bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả hoặc không hoàn trả. 10 v1.0014110228 1.1.2. PHÂN LOẠI NỘI DUNG TÀI CHÍNH CÔNG Nội dung tài chính công được phân loại theo hai cách tiếp cận: •Theo chủ thể quản lý:  Tài chính công tổng hợp bao gồm hai bộ phận là quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính công ngoài ngân sách.  Chính phủ và chính ...

Tài liệu được xem nhiều: