Danh mục

Bài Giảng: Lý thuyết kế toán

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (128 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình hình thành và phát triển của kế toán: Từ khi hình thành xã hội loài người, con người luôn muốn tồn tại và phát triển. Để có thể làm được điều đó, con người phải tham gia hoạt động sản xuất. Lúc đầu với công cụ lao động thô sơ, con người tiến hành những hoạt động sản xuất đơn giản như: hái lượm hoa quả, săn bắt… để nuôi sống bản thân và cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Giảng: Lý thuyết kế toán Tr ườ ng……………………………… Khoa………………………….. Bài GiảngLý thuyết kế toán Chương I: Bản chất của Kế toánChương I BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của kế toán: Từ khi hình thành xã hội loài người, con người luôn muốn tồn tại và phát triển. Đểcó thể làm được điều đó, con người phải tham gia hoạt động sản xuất. Lúc đầu với côngcụ lao động thô sơ, con người tiến hành những hoạt động sản xuất đơn giản như: háilượm hoa quả, săn bắt… để nuôi sống bản thân và cộng đồng. Do hoạt động sản xuất làhoạt động tự giác, có ý thức và có mục đích nên cùng với sự tiến bộ của xã hội loàingười, hoạt động sản xuất được tiến hành với quy mô lớn hơn. Con người bắt đầu quantâm đến hao phí phải bỏ ra và những kết quả đạt được. Chính sự quan tâm này đã đặt ranhu cầu tất yếu phải thực hiện quản lý hoạt động sản xuất. Xã hội loài người càng pháttriển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng, do đó yêu cầuquản lý hoạt động sản xuất cũng được nâng lên. Để quản lý hoạt động sản xuất (hoạt động kinh tế) cần phải có thông tin về quátrình hoạt động kinh tế nói trên. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc xác địnhmục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và kiểm soát. Để có được thông tinđòi hỏi phải thực hiện các hoạt động: quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tinvề các hoạt động kinh tế cho nhà quản lý. Kế toán là một trong các công cụ cung cấpthông tin về hoạt động kinh tế phục vụ cho công tác quản lý các quá trình kinh tế đó. Quan sát là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh các quá trình và hiện tượngkinh tế phát sinh ở trong và ngoài tổ chức. Qua quá trình quan sát có thể nắm bắt đượcnhững vấn đề cơ bản về hình thức của đối tượng cần quản lý. Đo lường là việc biểu hiện các đối tượng (các nguồn lực, tình hình sử dụngcác nguồn lực theo những phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh riêng biệt và các kếtquả tạo ra từ quá trình đó) bằng cách sử dụng các loại thước đo thích hợp. Ghi chép là quá trình hệ thống hóa tình hình, kết quả các hoạt động kinh tếtrong từng thời kì theo từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở để cung cấp thông tin có liênquan cho nhà quản lý. Mục đích: nhằm thông báo thường xuyên, chính xác, kịp thời các thông tin về tìnhhình kinh tế xã hội trên tầm vi mô. Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất, kế toán có những đổi mới về phươngthức quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội. Thời kì nguyên thủy: sản xuất tự cung tự cấp. Việc quan sát, đo lường vàghi chép được tiến hành bằng những phương thức đơn giản: đánh dấu trên thân cây, ghichép lên vách đá, buộc nút trên dây thừng... nhằm ghi nhận những thông tin cần thiếtphục vụ cho lợi ích của từng nhóm cộng đồng. Thời kì chiếm hữu nô lệ: giai cấp chủ nô hình thành. Nhu cầu theo dõi,kiểm soát tình hình và kết quả sử dụng nô lệ, tài sản của chủ nô nhằm thu được nhiều sảnphẩm thặng dư đã đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc quan sát, đo lường và ghiGV: Trần Thị Thu Trâm – Phạm Thị Mai Quyên Trang 1 Chương I: Bản chất của Kế toánchép. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các loại sổ sách đã được sử dụng để ghi chép thaycho cách ghi chép thời kì nguyên thủy. Thời kì phong kiến: sự phát triển nông nghiệp đã làm xuất hiện địa tô phongkiến và chế độ cho vay nặng lãi đối với nông dân. Để có thể đáp ứng với những phát triểnmạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế trong cộng đồng, các loại sổ sách đã được cải tiến,phong phú hơn. Ngoài ra kế toán còn được sử dụng trong các phòng đổi tiền, các nhà thờvà trong lĩnh vực tài chính nhà nước… để theo dõi các nghiệp vụ về thanh toán và buônbán. Mặc dù có những thay đổi về cách ghi chép và phản ánh các giao dịch nói trên quacác giai đoạn phát triển của xã hội nhưng kế toán vẫn chưa được xem là một khoa họcđộc lập cho đến khi xuất hiện phương pháp ghi kép. Phương pháp ghi kép trước tiên đượcxuất hiện ở nơi này nơi khác qua sự tìm tòi của những người trực tiếp làm kế toán tronglĩnh vực thương nghiệp, công nghiệp. Năm 1494, Luca Pacioli, một thầy dòng thuộc dòng thánh Franciscain, trong tácphẩm của mình lần đầu tiên đã giới thiệu phương pháp ghi kép. Ông đã minh họa việc sửdụng khái niệm Nợ và Có để đảm bảo một lần ghi kép. Nhiều nhà khoa học cho rằng sựxuất hiện phương pháp ghi kép của kế toán dựa trên các điều kiện sau:  Có một nghệ thuật ghi chép riêng: Ghi chép là một kĩ thuật làm cho các giaodịch phát sinh được lưu lại bởi vì trí nhớ của con người là có giới hạn.  Sự xuất hiện của số học: Số học là một phương tiện tính toán để có thể cụ thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: