Danh mục

Bài giảng Lý thuyết kinh tế phát triển và chiến lược phát triển kinh tế - Nguyễn Hoàng Bảo

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (79 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Lý thuyết kinh tế phát triển và chiến lược phát triển kinh tế gồm 2 phần: Phần 1 lý thuyết phát triển kinh tế, phần này sẽ trình bày các lý thuyết cơ bản nhất của kinh tế phát triển; phần 2 chiến lược phát triển kinh tế, trong phần này trình bày các chiến lược cơ bản của phát triển kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết kinh tế phát triển và chiến lược phát triển kinh tế - Nguyễn Hoàng Bảo Bài giảng số 2: Lý thuyết kinh tế phát triển và chiến lược phát triển kinh tế Nguyễn Hoàng Bảo Khoa Kinh tế Phát triển 5/12/2014 1 Phần 1: Lý thuyết phát triển kinh tế Phần 2: Chiến lược phát triển kinh tế 5/12/2014 2 Phần 1: Lý thuyết phát triển kinh tế Phần này sẽ trình bày các lý thuyết cơ bản nhất của kinh tế phát triển 5/12/2014 3 Mô hình “All models are wrong…some are useful” George Box 5/12/2014 4 4 Phần 1: Lý thuyết kinh tế phát triển 1. Các giai đoạn của tăng trưởng kinh tế 2. Mô hình tăng trưởng Harrod–Domar 3. Mô hình về hai sự thiếu hụt 4. Mô hình về ba sự thiếu hụt 5. Lý thuyết về vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói 6. Tăng trưởng cân đối 7. Tăng trưởng mất cân đối 8. Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis 9. Mô hình thay đổi cơ cấu 10. Thị trường 5/12/2014 5 Phần 1: Lý thuyết kinh tế phát triển 1. Các giai đoạn của tăng trưởng kinh tế 2. Mô hình tăng trưởng Harrod–Domar 3. Mô hình về hai sự thiếu hụt 4. Mô hình về ba sự thiếu hụt 5. Lý thuyết về vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói 6. Tăng trưởng cân đối 7. Tăng trưởng mất cân đối 8. Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis 9. Mô hình thay đổi cơ cấu 10. Thị trường 5/12/2014 6 1. Các giai đoạn của tăng trưởng kinh tế (Rostow, 1960) Xã hội truyền thống (Traditional society) Các điều kiện tiền đề cho cất cánh (Preconditions for take off) Cất cánh (Take off) Chín muồi (Drive to maturity) Tiêu dùng hàng loạt với khối lượng lớn (high mass production) 5/12/2014 7 Xã hội truyền thống • Dựa trên nền nông nghiệp đủ ăn; săn bắn và hái lượm; kinh tế nguyên thuỷ; • Xã hội tĩnh (cứng nhắc): Thiếu các tầng lớp XH, thiếu di chuyển kinh tế của các cá nhân, ổn định là ưu tiên, thay đổi được xem là tiêu cực; • Công nghệ bị giới hạn. 5/12/2014 8 Các điều kiện tiền đề cho cất cánh • Nhu cầu bên ngoài về nguyên vật liệu là khởi đầu cho thay đổi kinh tế; • Phát triển nền nông nghiệp có năng suất, thương mại và có xuất khẩu; • Mở rộng và tăng cường đầu tư cho các thay đổi về môi trường vật chất, mở rộng SX (tưới tiêu, kênh đào, cảng); • Gia tăng và mở rộng công nghệ và phát triển công nghệ hiện có; • Có các thay đổi trong cấu trúc xã hội; • Di chuyển xã hội của các cá nhân bắt đầu; và, • Phát triển các thực thể quốc gia và chia sẻ các lợi ích kinh tế. 5/12/2014 9 Cất cánh • Công nghiệp chế tạo được hợp lý hoá và gia tăng quy mô trong một số ngành công nghiệp dẫn dắt khi hàng hoá SX cho xuất khẩu và cho tiêu dùng; • Ngành công nghiệp SX hàng hoá phát triển nhanh; và, • Ngành dệt và may mặc thường là ngành công nghiệp cất cánh đầu tiên. 5/12/2014 10 Chín muồi • Đa dạng hoá trong các ngành công nghiệp; • Công nghiệp chế tạo chuyển sang ngành công nghiệp dẫn dắt đầu tư (hàng hoá vốn), hướng tới hàng tiêu dùng lâu bền và tiêu dụng nội địa; • Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng vận tải; • Đầu tư trên diện rộng về cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, đại học, bệnh viện). 5/12/2014 11 Tiêu dùng hàng loạt có khối lượng lớn • Công nghiệp thống trị trong nền kinh tế; • Hàng tiêu dùng có giá trị lớn (xe hơi); và, • Người tiêu dùng điển hình có thu nhập (khả dụng) hơn nhu cầu căn bản và có thể mua các sản phẩm khác. 5/12/2014 12 Điều kiện cần, nhưng chưa đủ • Cấu trúc của nền kinh tế • Thể chế và chính sách hỗ trợ • Lực lượng lao động được đào tạo tốt và có giáo dục • Thị trường hàng hoá và tiền tệ được tích hợp tốt • Nền hành chính chính phủ hoạt động có hiệu quả • Khả năng lập kế hoạch và điều hành các dự án 5/12/2014 13 Hạn chế của mô hình Rostow (1960) • Quan điểm tuyến tính về tiến trình lịch sử • Nhấn mạnh đến ngành công nghiệp dẫn dắt • Nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế • Nhấn mạnh tầm quan trọng của viện trợ và đầu tư nước ngoài • Không xem xét các vấn đề kinh tế và chính trị giữa các quốc gia phát triển và kém phát triển 5/12/2014 14 Phần 1: Lý thuyết kinh tế phát triển 1. Các giai đoạn của tăng trưởng kinh tế 2. Mô hình tăng trưởng Harrod–Domar 3. Mô hình về hai sự thiếu hụt 4. Mô hình về ba sự thiếu hụt 5. Lý thuyết về vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói 6. Tăng trưởng cân đối 7. Tăng trưởng mất cân đối 8. Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis 9. Mô hình thay đổi cơ cấu 10. Thị trường 5/12/2014 15 2. Mô hình Harrod – Domar (1939, 1947) (1) Y=K/k (trong đó Y là xuất lượng; K là trữ lượng vốn; và k là tỷ lệ giữa vốn và xuất lượng) (2) dY=dK/k (3) g=dY/Y=(dK/Y)*(1/k) (4) dK=I=S (5) g=s/k (trong đó s=S/Y) • k là đo lường năng suất của vốn hoặc đầu tư. • Được áp dụng để đưa ra quyết định đầu tư. • Các ngành có k thấp sẽ được ưu tiên đầu tư. 5/12/2014 16 2. Mô hình về một sự thiếu hụt • Được phát triển do Roy Harrod (1939) và Evsey Domar (1947). – Harrod, R. F. (1939), 'An Essay in Dynamic Theory,' Economic Journal, Vol. 49, No. 1. – Domar, D. (1946), 'Capital Expansion, Rate of Growth and Employment,&qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: