Thông tin tài liệu:
Phần 1 của tập bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị sản cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: khung chậu nữ phương diện sản khoa; sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng; thay đổi giải phẫu và sinh lý thai phụ; chẩn đoán thai nghén; chẩn đoán ngôi - thế - kiểu thế; tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng; sinh lý chuyển dạ; ngôi chỏm và cơ chế đẻ ngôi chỏm; sổ rau thường; hậu sản thường; tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ; khám thai - quản lý thai nghén; chăm sóc thai nghén;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị sản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y
Bộ Môn Sản
BÀI GIẢNG
LÝ THUYẾT LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ SẢN
(Đối tượng Y Đa Khoa)
Đơn Vị Biên Soạn Khoa Y
Tham Gia Biên Soạn BS. CK1. TRẦN VĂN HÙNG
BS. CK1. NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
THS. BS. HUỲNH THANH PHONG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Hậu Giang, 2017
MỤC LỤC
1. KHUNG CHẬU NỮ VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA ............................... 1
2. SỰ THỤ TINH, LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG ..................... 11
3. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THAI PHỤ ................................... 23
4. CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN ..................................................................... 31
5. CHẨN ĐOÁN NGÔI - THẾ - KIỂU THẾ ................................................... 39
6. TÍNH CHẤT THAI NHI VÀ PHẦN PHỤ ĐỦ THÁNG ............................. 45
7. SINH LÝ CHUYỂN DẠ ............................................................................... 57
8. NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM ........................................... 67
9. SỔ RAU THƯỜNG ...................................................................................... 74
10. HẬU SẢN THƯỜNG ................................................................................... 78
11. TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ....................................................... 83
12. KHÁM THAI - QUẢN LÝ THAI NGHÉN ................................................. 90
13. CHĂM SÓC THAI NGHÉN ......................................................................... 90
14. CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH .................................................... 100
15. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TRONG SẢN KHOA ................. 107
16. THĂM DÒ TRONG PHỤ KHOA .............................................................. 117
17. ĐẺ KHÓ ...................................................................................................... 127
18. NGÔI NGƯỢC............................................................................................ 135
19. NGÔI MẶT, NGÔI TRÁN, NGÔI THÓP TRƯỚC, NGÔI NGANG ....... 143
20. ĐA ỐI .......................................................................................................... 154
21. THIỂU ỐI .................................................................................................... 160
22. ỐI VỠ SỚM, ỐI VỠ NON .......................................................................... 164
23. SUY THAI .................................................................................................. 173
24. RAU BONG NON....................................................................................... 182
25. RAU TIỀN ĐẠO ......................................................................................... 191
26. VỠ TỬ CUNG ............................................................................................ 197
Giáo Trình Chuyên Môn Sản – Y Đa Khoa
KHUNG CHẬU NỮ VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
Mục tiêu học tập
1. Mô tả cấu tạo và hình thể một khung xương chậu nữ.
2. Kể ra được các đường kính của đại khung và tiểu khung.
3. Mô tả được chức năng sinh lý của đáy chậu nữ.
Khung chậu là bộ phận có liên quan nhiều nhất trong cơ chế đẻ, thai nhi từ tử
cung đi ra ngoài phải đi qua một ống hình trụ cong do các xương tạo thành gọi là
khung xương chậu.
1. CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ
Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương:
- Phía trước và hai bên là 2 xương cánh chậu.
- Phía sau ở trên là xương cùng và ở dưới là xương cụt.
Xương cánh chậu là 2 xương dẹt to, hình cánh quạt. Mặt trong có đường vô
danh chia xương chậu ra làm 2 phần: Phần trên gọi là đại khung hay khung chậu
lớn, phần dưới gọi là tiểu khung hay khung chậu nhỏ.
Xương cùng có 5 đốt, đốt trên cùng nhô cao gọi là mỏm nhô. Xương cùng có
mặt trước lồi, mặt sau lõm và 2 bờ hai bên.
Xương cụt có từ 4 đến 6 đốt, cũng có các mặt như xương cùng.
Bốn xương của khung chậu được khớp với nhau bởi 4 khớp xương, phía trước
là khớp mu, phía sau là khớp cùng - cụt, 2 bên là 2 khớp cùng - chậu. Đó là những
khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu có thể thay đổi khi chuyển
dạ.
2. ĐẠI KHUNG
Về phương diện sản khoa, đại khung không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu đại
khung hẹp thì cũng ảnh hưởng đến tiểu khung.
2.1. Các đường kính của đại khung cần nhớ (đường kính ngoài)
- Đường kính trước sau (đường kính Baudeloque): đi từ gai đốt sống thắt lưng
thứ 5 đến bờ trên xương mu, đường kính này đo được là 17,5 cm (người Việt Nam).
- Đường kính lưỡ ...