Danh mục

Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 967.91 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê" trình bày các giai đoạn cơ bản của quá trình nghiên cứu thống kê, đi sâu vào giai đoạn điều tra thống kê. Theo đó, điều tra thống kê sẽ được xem xét trên các nội dung cụ thể như khái niệm, yêu cầu của điều tra; các loại điều tra thống kê, các hình thức tổ chức và phương pháp điều tra thống kê; phương án điều tra và sai số trong điều tra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết thống kê - Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BÀI 2 Hướng dẫn học Bài này giới thiệu các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê gồm: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự đoán thống kê, trong đó tập trung vào giai đoạn đầu tiên (điều tra thống kê) như: khái niệm về điều tra thống kê, các yêu cầu của điều tra thống kê, các loại điều tra thống kê cũng như các vấn đề liên quan đến sai số trong điều tra thống kê, những vấn đề cơ bản về tổng hợp thống kê, nội dung của giai đoạn ba (phân tích và dự đoán thống kê) sẽ được trình bày chi tiết trong các bài sau. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Lý thuyết Thống kê, PGS. TS. Trần Thị Kim Thu chủ biên, NXB Đại học KTQD.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài này sẽ trình bày các giai đoạn cơ bản của quá trình nghiên cứu thống kê, đi sâu vào giai đoạn điều tra thống kê. Theo đó, điều tra thống kê sẽ được xem xét trên các nội dung cụ thể như : khái niệm, yêu cầu của điều tra ; các loại điều tra thống kê, các hình thức tổ chức và phương pháp điều tra thống kê ; phương án điều tra và sai số trong điều tra. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:  Mô tả được các giai đoạn của một quy trình nghiên cứu thống kê  Trình bày được khái niệm về điều tra thống kê.  Hiểu rõ các yêu cầu của điều tra thống kê.  Phân biệt được các loại điều tra thống kê.  Phân biệt được các loại sai số trong điều tra thống kê.STA302_Bai2_v1.0013107210 13 Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kêTình huống dẫn nhậpXác định nhu cầu và phương pháp thu thập thông tinHãy tưởng tượng bạn là một người quản lý tại một công ty và có trách nhiệm phát triển sản phẩmmới ở thị trường mới. Bạn muốn có thông tin về thị trường mà bạn quan tâm, bạn phải lập kếhoạch để tiến hành thu thập thông tin. Với mục đích đặt ra, bạn phải xác định được những thôngtin nào sẽ giúp bạn trong quá trình ra quyết định, làm thế nào để có được các thông tin đó mộtcách có hiệu quả và chất lượng? 1. Bạn xác định mục đích thu thập thông tin? 2. Nội dung thông tin trong trường hợp này gồm các đặc điểm nào? 3. Xác định đối tượng và đơn vị điều tra? 4. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin?14 STA302_Bai2_v1.0013107210 Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê Thống kê thực hiện việc nghiên cứu theo “quy luật số lớn”. Đối tượng nghiên cứu của thống kê lại thường là các hiện tượng phức tạp. Vì vậy, để từ các con số nêu rõ được bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng, nghiên cứu thống kê luôn phải trải qua một quá trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước công việc kế tiếp nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau, từ thu thập thông tin, tổng hợp số liệu đến phân tích để tìm ra bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng. Nội dung bài này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản của từng giai đoạn nói trên.2.1. Điều tra thống kê2.1.1. Những vấn đề chung của điều tra thống kê2.1.1.1. Khái niệm - ý nghĩa của điều tra thống kê Nhiệm vụ chủ yếu của điều tra thống kê là thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích. Tuy nhiên, đối tượng của thống kê thường là những hiện tượng số lớn, phức tạp bao nhiều nhiều đơn vị, phần tử khác nhau. Mặt khác, các hiện tượng này lại luôn biến động theo thời gian và không gian. Vì vậy, việc thu thập các thông tin này cũng hết sức phức tạp. Do sự đa dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng nghiên cứu, nên muốn đáp ứng được mục đích nghiên cứu, muốn giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc thực tế đã được định trước đòi hỏi các cuộc điều tra thống kê phải được tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch tập trung, thống nhất, có chuẩn bị chu đáo theo những nguyên tắc khoa học nhất định. Điều tr ...

Tài liệu được xem nhiều: