Danh mục

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Bài 3 - Tổ hợp GD TOPICA

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.55 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài 3 Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế-xã hội, mục tiêu của bài học này là từ số liệu đã được tổng hợp, người học có thể tính toán được các mức độ nhằm phản ánh hiện tượng kinh tế – xã hội, từ đó đưa ra nhận thức chung nhất về hiện tượng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Bài 3 - Tổ hợp GD TOPICA Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội BÀI 3: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ – XÃ HỘI Nội dung Mục tiêu  Số tuyệt đối, số tương đối. Từ số liệu đã được tổng hợp, học viên có  Số bình quân. thể tính toán được các mức độ nhằm phản  Các tham số đo độ biến thiên của ánh hiện tượng kinh tế – xã hội, từ đó đưa tiêu thức. ra nhận thức chung nhất về hiện tượng nghiên cứu. Thời lượng học Hướng dẫn học  12 tiết  Đọc bài giảng, thảo luận về các vấn đề còn chưa nắm rõ.  Trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập ở cuối bài.v1.0 41 Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hộiTÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tên tình huống: Đánh giá năng suất lao động và tiền lương Bạn với cương vị là nhân viên làm thống kê của một doanh nghiệp đang thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá về năng suất lao động và tiền lương của doanh nghiệp mình. Sau khi đã tiến hành điều tra thống kê và tổng hợp số liệu theo một số nội dung quan tâm, bạn thu được các dãy số phân phối và các bảng biểu tổng hợp khác. Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là thông qua các dãy số phân phối đó, thấy được các đặc trưng về hiện tượng mà bạn nghiên cứu. Câu hỏi Để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh tế – xã hội trong thống kê, người ta thường sử dụng các mức độ khác nhau để phản ánh. Các mức độ đó có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và các mức độ đo độ biến thiên. Bài học này sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính toán các mức độ để qua đó có được những nhận thức chung nhất về hiện tượng.42 v1.0 Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội3.1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê3.1.1. Số tuyệt đối trong thống kê3.1.1.1. Khái niệm Số tuyệt đối (còn gọi là mức độ tuyệt đối) là mức độ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, về thực chất số tuyệt đối trong thống kê nói lên điều gì? Nó cho biết:  Thứ nhất, số lượng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ 1: Tổng số lao động của doanh nghiệp A tại thời điểm 1/7/N là 200 người.  Thứ hai, tổng lượng biến tiêu thức. Ví dụ 2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A năm N – 1 là 50 tỷ đồng.3.1.1.2. Đặc điểm  Số tuyệt đối trong thống kê bao hàm nội dung kinh tế – xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.  Phần lớn các số tuyệt đối trong thống kê là kết quả của điều tra thống kê và tổng hợp tài liệu.  Số tuyệt đối có đơn vị tính cụ thể.3.1.1.3. Tác dụng  Số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.  Là cơ sở để phân tích thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác trong nghiên cứu thống kê.3.1.1.4. Các loại số tuyệt đối trong thống kê Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về qui mô của hiện tượng qua thời gian, người ta chia số tuyệt đối thành hai loại:  Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ 2 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là số tuyệt đối thời kỳ. o Số tuyệt đối thời kỳ được hình thành thông qua sự tích luỹ về lượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Khoảng thời gian mang tính chất qui ước mà trong đó diễn ra sự tích luỹ về lượng của hiện tượng nghiên cứu có thể là giờ, ngày, tháng, năm... tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất diễn tiến của hiện tượng.v1.0 43 Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội o Tích luỹ về lượng là sự cộng dồn theo thời gian, thời gian càng dài thì quy mô cộng dồn càng lớn. Điều này có nghĩa là có thể cộng các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu ở các thời gian liền nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ dài hơn.  Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định. Ví dụ 1 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là một số tuyệt đối thời điểm. o Thời điểm là một mốc thời gian cụ thể khi hiện tượng được phản ánh. Trước và sau thời điểm đó, qui mô của hiện tượng có thể thay đổi. o Đặc điểm cơ bản của số thời điểm là không có sự tích luỹ về lượng nên không cộng lại được. Bên cạnh số tuyệt đối, còn có một loại số khác cũng rất hay được dùng trong thống kê, đó chính là số tương đối.3.1.2. Số tương đối trong thống kê3.1.2.1. Khái niệm Số tương đối (còn gọi là mức độ tương đối) là mức độ phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. ...

Tài liệu được xem nhiều: