Danh mục

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (105 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo cung cấp cho người học những kiến thức như: Hành vi tổ chức; Sai lệch về nhận thức; Thuộc tính và tính cách; Quản trị căng thẳng; Bản chất của lãnh đạo trong quản trị; Các phong cách lãnh đạo; Cách tiếp cận Likert; Quản trị căng thẳng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạoLÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊBÀI 11: Hành vi Tổ chức và Lãnh đạo © 2007 Thomson South-Western NỘI DUNG BÀI GIẢNG• Hành vi tổ chức• Sai lệch về nhận thức• Thuộc tính và tính cách• Quản trị căng thẳng• Bản chất của lãnh đạo trong quản trị• Các phong cách lãnh đạo• Cách tiếp cận Likert• Ô bàn cờ quản trị Black-Mouton• Lãnh đạo và tình huống của Fiedler• Quản trị xung đột © 2007 Thomson South-WesternTÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨC• Hành vi tổ chức (organizational behavior): là lĩnh vực đa ngành nghiên cứu về hành vi của cá nhân và nhóm trong tổ chức. Hành vi tổ chức kết hợp tri thức của nhiều bộ môn khác nhau: tâm lý, xã hội học, nhân chủng học văn hóa, kinh tế, đạo đức, tư vấn nghề nghiệp, và quản lý.• Hành vi tổ chức quan trọng đối với nhà quản trị bởi vì trong mỗi tổ chức, con người là tối thượng để ra quyết định điều khiển tổ chức và sử dụng tài nguyên. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨC• Tinh thần công dân của tổ chức (organizational citizenship): là những hành vi vượt ra ngoài yêu cầu của công việc và đóng góp quan trọng cho sự thành công của tổ chức.• Ví dụ một nhân viên nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và khách hàng, làm thêm việc khi cần thiết, và cố gắng cải tiến các sản phẩm và quy trình. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨCThái độ (attitude): là một đánh giá, tích cực hoặc tiêu cực, thúc đẩy một người hành động theo một cách thức nào đó. Hiểu thái độ của các thành viên trong tổ chức là quan trọng bởi thái độ quyết định nhận thức về môi trường lao động, giao tiếp với người khác, và ứng xử trong trong công việc. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨC• Một nhà quản trị cần quan tâm đến thái độ của chính bản thân và ảnh hưởng của thái độ của mình lên người khác. Một thái độ lạc quan, tích cực sẽ khiến người khác cảm thấy tự tin với bản thân và gắn bó hơn với công việc. Nếu nhà quản trị muốn thay đổi thái độ của nhân viên, thì không thể đánh giá thấp sức mạnh của cảm xúc. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨC• Nhà sáng tập JetBlue, David Neeleman, đã cho thấy thái độ lạc quan và tích cực là phẩm chất chung của các nhà lãnh đạo thành công. Neeleman bị sốc khi hội đồng quản trị JetBlue sa thải ông khỏi vị trí CEO sau khi 131000 khách hàng bị mắc kẹt trong cơn bão băng ngày Valentine năm 2007.• Lúc bấy giờ Neeleman không tìm được việc ở công ty nào khác, nhưng giờ đây ông sáng lập ra hãng hàng không giá rẻ Azul. “Mỗi khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”. Đấy là điều Neeleman luôn tâm niệm ở những thời điểm khó khăn nhất. © 2007 Thomson South-Western THẢO LUẬN• Dân gian có câu: “Thắng không kiêu bại không nản”.• Ngày nay, dân kinh doanh có câu: “Thắng không ai biết, bại không ai hay”.• Anh chị có ý kiến gì về câu châm ngôn mới này? © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨCCác thành phần củathái độ hài lòng vớicông việc © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨCHài lòng với công việc: mọi người thường hài lòng với công việc khi công việc đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của họ, khi điều kiện làm việc và tiền lương được thỏa mãn, đồng nghiệp dễ chịu và có mối quan hệ tốt với cấp trên.• Gắn bó với tổ chức: nghĩa là sự trung thành đối với tổ chức. Một nhân viên với mức độ gắn bó cao thường sử dụng từ “chúng tôi” khi nói về công ty của mình. Những người này thường ít khi bỏ việc và sẵn lòng làm việc quá thời gian yêu cầu. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨCMâu thuẫn giữa thái độ và hành vi• Ví dụ 1: những người có mức độ gắn bó với gia đình cao thì thường khó giành nhiều thời gian cho tổ chức. Họ không muốn làm việc ngoài giờ nhiều nhưng vẫn phải làm ngoài giờ để hoàn thành nhiệm vụ.• Điều này cho thấy việc cân bằng giữa gia đình và công việc rất quan trọng. © 2007 Thomson South-WesternHÀNH VI TỔ CHỨC• Ví dụ 2: Mâu thuẫn giữa hành vi sản xuất hàng giả với thái độ trung thực của người lao động có thể được giảm bớt khi người lao động được nhận tiền thưởng cao. (Do sản xuất hàng giả đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên lãnh đạo khen thưởng cho người lao động. )• Trong trường hợp này, phần thưởng đã góp phần giảm mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi mặc dù mâu thuẫn vẫn tồn tại. ...

Tài liệu được xem nhiều: