Danh mục

Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - ThS. Trần Thọ Khải

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.03 KB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 Cơ sở kinh tế - xã hội của marketing cung cấp cho người học những kiến thức như: Quá trình hình thành Marketing; Các khái niệm cơ sở của Marketing; Chức năng, vai trò của marketing; Sự phát triển của Marketing hiện đại và các điều kiện vận dụng Marketing hữu hiệu trong các doanh nghiệp nước ta;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - ThS. Trần Thọ Khải BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN Giảng viên: Ths. Trần Thọ Khải CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MARKETING 1.1. Quá trình hình thành Marketing - Xuất hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá Cạnh tranh bán - Nguyên nhân sâu xa là cạnh tranh xuất hiện Cạnh tranh mua - Lý thuyết Marketing lúc đầu chỉ gắn với tiêu thụ (tiếp thị) về sau nó bao gồm từ trước tiêu thụ đến sau tiêu thụ . - Đầu thế kỷ XX môn học Marketing được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học ở Hoa kỳ ,sau đó lan ra và phổ biến tại các nước có nền kinh tế thị trường 2 1.2.Các khái niệm cơ sở của Marketing 1.2.1. Nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán * Nhu cầu tự nhiên là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. * Mong muốn là nhu cầu tự nhiên được thể hiện dưới dạng đặc thù phù hợp với trình độ văn hoá và tính cách cá nhân của con người. * Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên đã trở thành mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. 1.2.2. Sản phẩm Sản phẩm được hiểu là bất kỳ thứ gì có thể đem ra chào bán bằng khả năng thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, gây sự chú ý và kích thích khách hàng mua sắm và tiêu dùng 3 1.2.3. Giá trị tiêu dùng, chi phí và sự thoả mãn * Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu của họ * Chi phí đối với một hàng hoá là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được những lợi ích do tiêu dùng hàng hoá mang lại * Sự thoả mãn là trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được do tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ 1.2.4. Trao đổi, giao dịch * Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một đối tác nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác. * Giao dịch là trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên. 4 1.2.5. Thị trường Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng hiện có và tiềm ẩn ,cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. 1.2.6. Khái niệm Marketing - Khái niệm: Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. + Marketing là một dạng hoạt động của con người + Sự thoả mãn nhu cầu là mục đích của hoạt động marketing + Trao đổi là phương tiện để đạt được sự thỏa mãn và là bản chất của hoạt động Marketing 5 1.3. Chức năng, vai trò của marketing 1.3.1. Chức năng của marketing - Nghiên cứu thị trường, phân tích các tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng để thoả mãn chúng ở mức độ cao nhất - Thích ứng sản phẩm tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động - Tổ chức và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm - Tiêu thụ hàng hoá - Tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh -Ngoài ra còn có một số chức năng khác như: phối hợp với kế hoạch hoá, yểm trợ bán hàng. 6 1.3.2. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp - Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, là một cơ thể sống của đời sống kinh tế do đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. - Các chức năng quản lí sản xuất, quản lí tài chính, quản trị nhân lực… chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và lại càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác - chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường Như vậy: chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. 7 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu của Marketing - Nghiên cứu thị trường và các quy luật hình thành nhu cầu trên thị trường - Nghiên cứu các chính sách ,phương pháp và nghệ thuật của Marketing nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường cũng như gợi mở , thay đổi ...

Tài liệu được xem nhiều: