Bài giảng "Marketing căn bản - Chương 2: Môi trường và thông tin marketing" do ThS. Dương Thị Ngọc Liên biên soạn giới thiệu tới người học các kiến thức: Tổng quát, môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, hệ thống thông tin marketing. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 2 - ThS. Dương Thị Ngọc Liên Chương2MÔI TRƯỜNG & THÔNG TIN MARKETING NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG1. TỔNG QUÁT2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ3. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ4. HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING 1 1. TỔNG QUÁT• Môi trường tiếp thị là gì? Là những yếu tố bên ngoài bộ phận tiếp thị và có ảnh hưởng lên hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.• Các loại môi trường tiếp thị: - Môi trường vi mô; - Môi trường vĩ mô.• Tại sao phải nghiên cứu môi trường tiếp thị? Môi trường tiếp thị luôn thay đổi Cơ hội và nguy cơ Doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, theo dõi môi trường để nắm bắt cơ hội và khắc phục nguy cơ kịp thời. 2 1. TỔNG QUÁT• Những tính chất của môi trường tiếp thị: * Mức độ phức tạp (Complexity); * Tốc độ thay đổi (Speed of change); * Khả năng dự đoán (Predictability). 3• Các yếu tố của môi trường tiếp thị: Kỹ thuật, công nghệ Nhà Triển khai & thực hiện Nội cung bộ cấp Sản phẩm Văn Nhân hóa, khẩu, KH Phân xã kinh Tổ Thông Giá mục tiêu phối hội tế chức tin Cộng đồng Chiêu thị Khách hàng Hoạch định Sự cạnh tranh 4 Chính trị, luật pháp MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Nhà cung cấp: * Là đơn vị hỗ trơ; * Là đối tượng gây sức ép cho doanh nghiệp, khi: - Số lượng nhà cung cấp cùng sản phẩm trên thị trường ít; - Doanh nghiệp là khách hàng thứ yếu của nhà cung cấp; - Doanh nghiệp khó thay đổi nhà cung cấp; - Nhà cung cấp có thể tự tổ chức sản xuất sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp; - Doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp, không thể tạo nguồn cung cấp cho riêng mình. 5 MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Nhà phân phối trung gian: * Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm; * Là đối tượng gây sức ép cho doanh nghiệp, khi nhà phân phối trung gian: - Có số lượng ít; - Lượng tiêu thụ lớn; - Quyết định hoàn toàn lượng hàng bán ra của doanh nghiêp; - Dễ dàng thay đổi nhà cung cấp, hoặc đồng thời mua hàng từ nhiều nhà cung cấp; - Tự cung cấp. 6 MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Sự cạnh tranh: * Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? * Đối thủ cạnh tranh? * Vấn đề cạnh tranh? 7 MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Khách hàng: * Là đối tượng chính mà doanh nghiệp hướng đến; * Khách hàng có thể thay đổi về: - Nhu cầu; - Hành vi, thị hiếu; - Đặc điểm; - Cấu trúc thị trường. 8 MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Các tổ chức cộng đồng – dân chúng: * Các Hiệp hội ngành nghề; * Các nhóm xã hội, kinh tế, người tiêu dùng, môi trường; * Thông tin đại chúng và dư luận. 9 MÔI TRƯỜNG VI MÔ• Môi trường marketing nội bộ: * Phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề marketing; * Sự phối hợp của các bộ phận khác; * Nguồn lực cho marketing. 10 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ• Kinh tế: * Chu kỳ kinh tế: - Hưng thịnh: Sức mua tăng, khách hàng có nhu cầu dùng những nhãn hiệu nổi tiếng, hàng xa xỉ, tiêu dùng chọn lọc; - Trì trệ: Sức mua hạn chế, khách hàng thường đòi hỏi cao về dịch vụ cộng thêm, chú trọng đến việc tiết kiệm; - Sút giảm: Sức mua giảm đáng kể, khách hàng quan tâm đến sản phẩm giá rẻ, đã qua sử dụng, đòi hỏi sản phẩm đáp ứng ở mức nhu cầu cơ bản; - Hồi phục: Khách hàng có khuynh hướng tiêu thụ tăng trở lại nhưng vẫn còn rất nhạy cảm về giá. 11 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ* Lạm phát: - Cao: Khách hàng chú ý đến hàng lâu bền, đa năng và phổ biến. Sức mua lúc đầu có cao nhưng giảm nhanh về sau, xu hướng tiết kiệm giảm; - Thấp: Khách hàng chú ý nhiều đến những thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm giá trị cao, đòi hỏi dịch vụ cao; - Giảm phát: Khách hàng có chi tiêu ...