Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng)
Số trang: 84
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.10 MB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng) cung cấp cho học viên những nội dung về: tổng quan marketing; môi trường marketing và thị trường mục tiêu; các công cụ marketing hỗn hợp; xây dựng và phát triển một chương trình khuyến mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng) BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH ************************** BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN (Lưu hành nội bộ) Dùng cho sinh viên ngành Tài chinh - Ngân hàng GVTH: Ths. Ngô Thị Lan Hương KHOA KINH TẾ QUẢNG NINH – 2022 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING 1.1. Bản chất của marketing 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing Quan điểm về Marketing đã trải qua 2 giai đoạn phát triển sau: a. Marketing truyền thống (Giai đoạn hướng theo bán hàng) Là giai đoạn phát triển từ khi ra đời đến năm 1950 * Tình hình thị trường: Cung và cầu có khoảng cách không lớn, cạnh tranh chưa quyết liệt, độc quyền phát triển mạnh → thị trường thuộc về người bán, do người bán quyết định. *Nội dung Marketing: - Kinh doanh theo tư tưởng “Bán những cái doanh nghiệp có”, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường. - Bao gồm những hoạt động tìm kiếm thị trường để bán hàng hóa và những kỹ năng, giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ (quảng cáo, khuyến mãi, nghệ thuật bán hàng...) - Hoạt động Marketing chủ yếu diễn ra trong khâu tiêu thụ → Marketing đồng nghĩa với bán hàng và chỉ giới hạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. - Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở quay vòng vốn nhanh và lượng bán cao. b. Marketing hiện đại (Giai đoạn 1950 đến nay) Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, tình hình kinh tế thế giới và từng nước có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nên sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng hơn mà người tiêu thụ có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời họ có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết hơn trong việc mua hàng nên không dễ bị thuyết phục. * Tình hình thị trường: - Cung > cầu, - Cạnh tranh gay gắt, độc quyền bị hạn chế do các nước có đạo luật chống độc quyền, - Khủng hoảng thừa diễn ra liên tiếp GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 1 - Giá cả có nhiều biến động - Thị trường do người mua quyết định nên Marketing cổ điển bị lạc hậu, đòi hỏi khách quan phải ra đời lý thuyết mới về Markeeting → Marketing hiện đại ra đời * Đặc điểm - Coi thị trường là quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của doanh nghiệp (tập trung vào những khách hàng nhất định – thị trường mục tiêu): Vì không có công ty nào có đủ nguồn lực để có thể kinh doanh trên mọi thị trường và thoả mãn ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn. - Mục tiêu là tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng “bán những gì thị trường cần”. - Hoạt động Marketing diễn ra trên toàn bộ quá trình sản xuất hàng hoá từ nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng phù hợp với thời gian, địa điểm và giá cả thích hợp: Vì vậy, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp ở mọi khâu chứ không chỉ liên quan đến khâu bán hàng. - Lấy thỏa mãn nhu cầu thị trường làm trung tâm của mọi hoạt động. Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Diễn ra trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa.... 1.1.2. Khái niệm về Marketing Có rất nhiều khái niệm về marketing, nhưng vì marketing vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái niệm marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là: - Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã định. Đó chính là 4P của công tác marketing. Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Xúc tiến kinh doanh) Sản phẩm đúng + Giá cả phải chăng + Địa điểm thuận lợi + Biện pháp xúc tiến phù hợp = Nhiều khách hàng và doanh thu cao hơn - Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi. GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 2 - Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. - Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. - Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing. Trên thị trường, bên nào tích cực hơn tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing căn bản (Dùng cho sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng) BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH ************************** BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN (Lưu hành nội bộ) Dùng cho sinh viên ngành Tài chinh - Ngân hàng GVTH: Ths. Ngô Thị Lan Hương KHOA KINH TẾ QUẢNG NINH – 2022 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ MARKETING 1.1. Bản chất của marketing 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Marketing Quan điểm về Marketing đã trải qua 2 giai đoạn phát triển sau: a. Marketing truyền thống (Giai đoạn hướng theo bán hàng) Là giai đoạn phát triển từ khi ra đời đến năm 1950 * Tình hình thị trường: Cung và cầu có khoảng cách không lớn, cạnh tranh chưa quyết liệt, độc quyền phát triển mạnh → thị trường thuộc về người bán, do người bán quyết định. *Nội dung Marketing: - Kinh doanh theo tư tưởng “Bán những cái doanh nghiệp có”, không quan tâm đến nhu cầu của thị trường. - Bao gồm những hoạt động tìm kiếm thị trường để bán hàng hóa và những kỹ năng, giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ (quảng cáo, khuyến mãi, nghệ thuật bán hàng...) - Hoạt động Marketing chủ yếu diễn ra trong khâu tiêu thụ → Marketing đồng nghĩa với bán hàng và chỉ giới hạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. - Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở quay vòng vốn nhanh và lượng bán cao. b. Marketing hiện đại (Giai đoạn 1950 đến nay) Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, tình hình kinh tế thế giới và từng nước có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nên sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng hơn mà người tiêu thụ có nhiều sự lựa chọn. Đồng thời họ có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết hơn trong việc mua hàng nên không dễ bị thuyết phục. * Tình hình thị trường: - Cung > cầu, - Cạnh tranh gay gắt, độc quyền bị hạn chế do các nước có đạo luật chống độc quyền, - Khủng hoảng thừa diễn ra liên tiếp GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 1 - Giá cả có nhiều biến động - Thị trường do người mua quyết định nên Marketing cổ điển bị lạc hậu, đòi hỏi khách quan phải ra đời lý thuyết mới về Markeeting → Marketing hiện đại ra đời * Đặc điểm - Coi thị trường là quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của doanh nghiệp (tập trung vào những khách hàng nhất định – thị trường mục tiêu): Vì không có công ty nào có đủ nguồn lực để có thể kinh doanh trên mọi thị trường và thoả mãn ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh mọi nhu cầu và mong muốn. - Mục tiêu là tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng “bán những gì thị trường cần”. - Hoạt động Marketing diễn ra trên toàn bộ quá trình sản xuất hàng hoá từ nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng phù hợp với thời gian, địa điểm và giá cả thích hợp: Vì vậy, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp và phối hợp các biện pháp ở mọi khâu chứ không chỉ liên quan đến khâu bán hàng. - Lấy thỏa mãn nhu cầu thị trường làm trung tâm của mọi hoạt động. Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Diễn ra trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa.... 1.1.2. Khái niệm về Marketing Có rất nhiều khái niệm về marketing, nhưng vì marketing vận động và phát triển, có nhiều nội dung phong phú, hơn nữa mỗi tác giả đều có quan niệm riêng, nên marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường, nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Một số khái niệm marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là: - Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã định. Đó chính là 4P của công tác marketing. Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Xúc tiến kinh doanh) Sản phẩm đúng + Giá cả phải chăng + Địa điểm thuận lợi + Biện pháp xúc tiến phù hợp = Nhiều khách hàng và doanh thu cao hơn - Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi. GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 2 - Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. - Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. - Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing. Trên thị trường, bên nào tích cực hơn tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Marketing căn bản Marketing căn bản Môi trường marketing Thị trường mục tiêu Công cụ marketing hỗn hợp Xây dựng chương trình khuyến mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bộ đề trắc nghiệm Marketing căn bản
55 trang 257 1 0 -
fac marketing - buổi số 5: viral content
30 trang 240 0 0 -
Quản lý hoạt động marketing: Phân tích môi trường marketing
16 trang 189 0 0 -
Giáo trình Marketing căn bản: Phần 2 - GS.TS. Trần Minh Đạo (chủ biên)
201 trang 173 0 0 -
Bài giảng Marketing căn bản - Chương 2: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing
19 trang 166 0 0 -
5 trang 153 1 0
-
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu laptop của sinh viên Hutech
6 trang 143 2 0 -
Giáo trình Marketing căn bản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
53 trang 129 0 0 -
Bài thuyết trình: Môi trường Marketing (Trong Công ty Bút bi Thiên Long)
22 trang 122 0 0 -
Tóm Tắt Sách Quản Trị Marketing Của Philip Kotler
67 trang 121 0 0