Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững - Trường ĐH Khoa Học
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về môi trường; Phát triển bền vững; Môi trường và phát triển bền vững ở những vùng kinh tế - sinh thái cơ bản; Những khó khăn trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững - Trường ĐH Khoa Học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẢI GIẢNG HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Lưu hành nội bộ) Thái nguyên, 2020 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG GV biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Khoa TN&MT Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường (khái niệm môi trường, phân loại môi trường, chức năng cơ bản của môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,...) và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. - Sinh viên hiểu biết về các vấn đề môi trường đang là thách thức hiện nay trên Thế giới và Việt Nam. 1.1. Khái niệm và phần loại môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Có rất nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ “môi trường”. - Môi trường (MT) theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. - Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Theo tác giả Vũ Trung Tạng: Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình - Định nghĩa về ‘‘môi trường“ được đưa ra trong Luật BVMT 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa). MT sống cũng có 2 nghĩa: - Nghĩa rộng: MT sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như: Tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,… - Nghĩa hẹp: MT sống theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. 1.1.2. Phân loại môi trường Môi trường được phân thành 3 loại sau: - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... - Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiễn nghi trong cuộc sống. 1.2. Các chức năng của môi trường Hệ thống môi trường có 5 các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. - Chức năng bảo vệ con người và sinh vật. 1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển Phát triển (hay chính là phát triển kinh tế, xã hội) là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện các quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là mục tiêu trung tâm của mọi chính phủ, là nhiệm vụ chính trị của các quốc gia. Mục tiêu của phát triển được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lương thực, nhà ở, giáo dục và y tế. Môi trường và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường có tác động cả mặt tích và tiêu cực lên môi trường và ngược lại (hình 1.1). Môi trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững - Trường ĐH Khoa Học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẢI GIẢNG HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Lưu hành nội bộ) Thái nguyên, 2020 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG GV biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Khoa TN&MT Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường (khái niệm môi trường, phân loại môi trường, chức năng cơ bản của môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,...) và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. - Sinh viên hiểu biết về các vấn đề môi trường đang là thách thức hiện nay trên Thế giới và Việt Nam. 1.1. Khái niệm và phần loại môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Có rất nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ “môi trường”. - Môi trường (MT) theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. - Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Theo tác giả Vũ Trung Tạng: Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình - Định nghĩa về ‘‘môi trường“ được đưa ra trong Luật BVMT 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa). MT sống cũng có 2 nghĩa: - Nghĩa rộng: MT sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như: Tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,… - Nghĩa hẹp: MT sống theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. 1.1.2. Phân loại môi trường Môi trường được phân thành 3 loại sau: - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... - Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiễn nghi trong cuộc sống. 1.2. Các chức năng của môi trường Hệ thống môi trường có 5 các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. - Chức năng bảo vệ con người và sinh vật. 1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển Phát triển (hay chính là phát triển kinh tế, xã hội) là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện các quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là mục tiêu trung tâm của mọi chính phủ, là nhiệm vụ chính trị của các quốc gia. Mục tiêu của phát triển được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lương thực, nhà ở, giáo dục và y tế. Môi trường và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường có tác động cả mặt tích và tiêu cực lên môi trường và ngược lại (hình 1.1). Môi trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững Môi trường và phát triển bền vững Phân loại môi trường Tài nguyên thiên nhiên Suy giảm đa dạng sinh học Ô nhiễm môi trườngTài liệu liên quan:
-
30 trang 245 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 213 0 0 -
138 trang 195 0 0
-
69 trang 119 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 111 0 0 -
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.
10 trang 95 0 0 -
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 86 0 0 -
Đề tài: Xử lý nước thải nhà máy giấy
59 trang 76 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng môi trường không khí của Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng
54 trang 66 0 0 -
Tiểu luận: Quản lý môi trường nước
14 trang 66 0 0