Danh mục

Bài giảng môi trường và sức khỏe cộng đồng: Phần 2 - ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo phần 1, phần 2 của Bài giảng môi trường và sức khỏe cộng đồng có nội dung trình bày các xu hướng và chính sách sức khỏe môi trường toàn cầu, hệ thống quản lý sức khỏe môi trường, trình bày những tồn tại và ưu tiên trong vấn đề sức khỏe môi trường ở Việt Nam, nắm được các hoạt động và các bước lập kế hoạch quản lý sức khỏe môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môi trường và sức khỏe cộng đồng: Phần 2 - ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương PHẦN II - HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNGMỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:1. Trình bày được các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường toàn cầu2. Trình bày được hệ thống quản lý sức khoẻ môi trường ở Việt Nam3. Trình bày được những tồn tại và ưu tiên trong vấn đề sức khoẻ môi trườngở Việt Nam4. Nắm được các hoạt động và các bước lập kế hoạch quản lý sức khoẻ môitrườngI. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾGIỚI1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) Việt Nam (2005), Môi trường được địnhnghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quanhệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồntại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, bao gồmcả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội vàcác yếu tố tâm lý trong môi trường. Khái niệm này cũng liên hệ đến lý thuyết và thực hànhcủa hoạt động đánh giá, chỉnh sửa, kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố trong môi trường cóthể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của các thế hệ hiện tại và tương lai (định nghĩa đượcTổ Chức Y Tế thế giới sử dụng). Hay nói cách khác: Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trườngtrong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng.2. Các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường quốc tế2.1 Định hướng chiến lược trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế Năm 1972, Lần đầu tiên, các vấn đề về môi trường và con người được xem xét vàgiải quyết ở cấp toàn cầu tại Hội nghị của LHQ về Môi trường tổ chức tại Stockholm,Thụy Điển. Tại Hội nghị này, 113 nước tham gia đã cùng đưa ra tuyên bố Stockholm, trongđó khẳng định rõ: o Hoạt động của con người vừa là nhân tố tích cực giúp tạo nên song cũng chính là tác nhân phá huỷ môi trường sống của chính mình. o Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người là các yếu tố tác động 1 trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển kinh tế - xã hội của con người. Nhận thức rõ được mối liên hệ mật thiết và quan trọng giữa sức khoẻ và môi trường, sau Tuyên bố Stockholm năm 1972, hàng loạt sự kiện và văn bản ở cấp quốc tế đã được tổ chức và công bố nhằm kêu gọi và đưa ra các định hướng giải quyết các vấn đề về sức khoẻ môi trường ở cấp toàn cầu:o Năm 1977, WHO cam kết thực hiện các mục tiêu toàn cầu về sức khoẻ. Trong đó có 8 mục tiêu tập trung cho các vấn đề sức khoẻ môi trường; Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Môi trường và sức khoẻ tổ chức năm 1991 tại Thụy Điển, với sự tham gia của 81 quốc gia với mục tiêu kêu gọi toàn thể thế giới chủ động khởi xướng và tham gia các hoạt động vì một môi trường trong lành và có lợi cho sức khoẻ con người. Tại hội nghị này, các nước đã cùng nhau thảo luận, trao đổi và xác định các mục tiêu chung về bảo vệ môi trường (vật lý, kinh tế, xã hội và chính trị) đảm bảo có lợi cho sức khoẻ con người. Hội nghị quốc tế này sau đó diễn ra hai năm một lần và tập trung thảo luận vào từng chủ đề cụ thể trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường. Thường thì sau mỗi lần hội nghị sẽ có một bản tuyên bố chung trong đó có nêu rõ những định hướng và các khuyến nghị về việc triển khai các hoạt động sức khỏe môi trường trên thế giới.o Chương trình Nghị sự 21 được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1992 đã xác định “Giảm thiểu các rủi ro về sức khoẻ gây bởi ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi trường” là một trong 5 chương trình ưu tiên nhằm bảo vệ sức khoẻ con người ở cấp toàn cầu (Mục 6.34 của Chương trình nghị sự 21).o Tháng 8/1999, UNEP và WHO ký biên bản ghi nhớ về hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường. Theo như đã xác định trong Chương trình Nghị sự 21, mục tiêu chung của chương trình này là: “Giảm thiểu các rủi ro, tác hại và duy trì một môi trường có chất lượng đạt mức an toàn và không gây hại cho sức khoẻ con người”. Các mục tiêu cụ thể của chương trình là:o Lồng ghép các mục tiêu đảm bảo an toàn về môi trường và sức khoẻ ở mức thích hợp trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung;o Thiết lập cơ sở hạ tầng để thực hiện ở cấp quốc gia các chương trình theo dõi và quan trắc về tổn thương môi trường, giám sát rủi ro và đưa ra cơ sở khoa học giảm thiểu chúng;o Thiết lập các chương trình giải quyết ô nhiễm tại nguồn và tại các điểm tiêu huỷ chất thải;o Xác định và xây dựng hệ thống thông tin thống kê cần thiết cho việc đánh giá tác động của môi trường và ô nhiễm tới sức khoẻ (đánh giá tác động sức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: