Trong quá trình tiến hoá của sự sống thì ONKK đã có từ thời Hy Lạp, La Mã, khi con người tăng sử dụng lửa để luyện kim và nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu là gỗ. Thời kỳ Trung cổ (thế kỷ thứ 12-13): ở Luân đôn than được dùng thay cho gỗ, làm phát sinh bồ hóng, khói. King Edward I ban hành chính sách khuyến khích sử dụng gỗ thay cho than; Shakespeare kết luận quan sát thấy ô nhiễm ở các thôn xóm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trinh môi trường và con người part 8 Hình 2.Lịch sử ô nhiễm không khíTrong quá trình tiến hoá của sự sống thì ONKK đ ã có từ thời Hy Lạp, La Mã, khi conngười tăng sử dụng lửa để luyện kim và ngu ồn năng lượng sử dụng chủ yếu là gỗ.Thời kỳ Trung cổ (thế kỷ thứ 12 -13): ở Luân đôn than được dùng thay cho gỗ, làmphát sinh bồ hóng, khói. King Edward I ban hành chính sách khuyến khích sử dụng gỗthay cho than; Shakespeare kết luận quan sát thấy ô nhiễm ở các thôn xóm.Đến thời kỳ công nghiệp hóa, từ những năm đầu 1900, dấu hiệu rõ rệt nhất do dùngthan là hiện tượng khói sương mù và hàm lượng khí CO2 tích lũy trong nhiều trongkhông khí do quá trình đun nước lấy hơi đ ể chạy máy. Con người đ ã tạo ra CO2 vượtquá khả năng chứa của không khí.Đến thời đại thông tin, thế kỷ thứ 20, thời đại văn minh, xe máy và máy nổ được phátminh. Giai đoạn 1940-50, người ta quan sát thấy hiện tượng khói sương mù ở LosAngeles. Khói sương mù tạo thành khi không khí lạnh và ứ đọng gần mặt đất, với độ 134ẩm cao, lớp sương sẽ giữ các chất ô nhiễm và làm chúng không phân tán được trongkhông khí. Ở Luân Đôn, khói sương mù đã làm chết 4000 người.Đến những năm 70, người ta phát hiện CFC’s làm suy thoái ozone ở tầng bình lưu.Đến năm 1980, theo tính toán, lượng CO2 nhiều gây sự nóng lên toàn cầu. Như vậyđến những năm 70, 80, ô nhiễm không khí đã xuất hiện với quy mô to àn cầu.Mức độ ô nhiễm không khí hiện nay còn tùy thu ộc vào quy mô d ân số, tiêu thụ tàinguyên và hiệu quả sử dụng tài nguyên. 3.Phân loạiONKK có thể có nguồn gốc từ tự nhiên như núi lửa, lửa, đại d ương, bụi, phấn hoa,thực vật, vi sinh vật hoặc do chính các hoạt động của con người như sản xuất hóachất, hạt nhân, khai khoáng, nông nghiệp.Một số trường hợp ONKK xuất hiện có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo như nền nôngnghiệp thương mại làm tăng khuếch tán khí cùng với quá trình phân hủy chất thải hữucơ và bụi hình thành từ những cánh đồng được cày xới hoặc khô. 4.Các chất gây ô nhiễm không khí 4.1.Bụi và Sol khí Bụi là chất ở dạng rắn hoặc lỏng, có kích thước nhỏ, phân tán ở diện rộng. Hàng năm thế giới thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn bụi. Sol khí là chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo (d < 1 m) và tương đ ối bền, khó lắng. Sol khí cũng là nguồn gốc tạo nên các nhân ngưng tụ hình thành mây mưa. Bụi, sol khí có thể được phân biệt dựa vào kích thước của chúng. d < 0,3 m là những nhân ngưng tụ vận động như thể khí, xuất hiện nhờ quá trình ngưng tụ, tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp thụ. d = 0,3 – 3 m hình thành do quá trình kết hợp các hạt nhỏ, chuyển động theo quy luật Brown, được tách khỏi không khí nhờ mưa. Thời gian lưu của chúng trong không khí ngắn hơn thời gian hợp thành hạt lớn. d > 3 m xuất hiện do phân tán cơ học của những hạt lớn và được thu hồi qua quá trình lắng. Tác hại chính của bụi và sol khí là khả năng tạo hợp chất với một số kim loại hiếm. Bụi và sol khí còn được coi là phương tiện chứa kim loại nặng trong khí quyển. Một số kim loại (Cd, Pb, Zn, Cu, Sb-Antrinomy) tích tụ dạng hạt nhỏ có d 2 ,5 m. Một số kim loại khác (Fe, Mn, Cr) tích tụ ở dạng lớn hơn. 135 Bụi và sol khí gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là ngu ồn gốc gây nên sương mù, cản trở phản xạ tia mặt trời, làm thay đổi pH trên mặt đất (tro bụi có tính kiềm); tích tụ chất độc (kim loại nặng, hydrocacbon thơm ngưng tụ ...) trên cây cối; gây ăn mòn da; làm hại mắt và cơ quan hô hấp.4.2.Các chất ở dạng khí Các d ạng khí gây ô nhiễm ở mức độ khác nhau, phổ biến là dioxide lưu hu ỳnh (SO2), oxide nitơ (NOx); mono cxide cacbon (CO); dioxide cacbon (CO2); các kim lo ại và chất hữu cơ; các nguyên tố ở dạng vết. Các chất ô nhiễm chủ yếu và phổ biến như sau: SO2 (Dioxide lưu hu ỳnh, sulfurơ) là chất chủ yếu làm nhiễm bẩn không khí – có hại cho quá trình hô hấp. Do tính acid, SO2 có hại cho đời sống của thủy sinh vật cũng như các vật liệu khác. SO2 vượt quá mức thì hạn chế quang hợp, gây mưa acid, là chất không màu, hơi cay, hơi nặng, bay là là mặt đất. NOx (Oxide Nitơ): đáng lưu ý là NO và NO2, có tính acid như SO2, 70% NOx trong không khí là sản phẩm của các phương tiện vận tải, ho ặc do đốt nhiên liệu nhiệt độ cao, do sấm sét oxy hóa nitơ không khí. Tính khó tan của chất thải này, cùng với sự gia tăng các phương tiện vận tải giao thông đ ã làm tăng ô nhiễm môi trường ở các thành phố. CO (mono oxide cacbon) phát sinh nhiều từ khí thải xe hơi (80%) ho ặc chính xác hơn là các xe chạy bằng xăng tạo sản phẩm đốt ...