GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 482.27 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI ĐƯỢC GIAO
4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp truyền thống
4.1.1. Khái niệm Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7 59 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI ĐƯỢC GIAO 4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp truyền thống 4.1.1. Khái niệm Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính người dân ở tại địa phương. Mặc dù nông lâm kết hợp là môn học còn mới mẽ, nhưng nó thực sử là một kiểu canh tác đã được nông dân áp dụng từ lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã tồn tại, thử nghiệm và chấp nhận bởi bởi nông dân địa phương qua hàng nghìn năm. Thí dụ chúng ta có thể xác định loại cây trồng, vật nuôi và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó bởi người dân ở số địa phương. Cho nên, chúng ta cần tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống. Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm: Hệ thống được tồn tại từ lâu. Hệ thống có sức sản xuất cao. Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín ngưỡng và suy nghĩ của họ. Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông liên lạc khó khăn, chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp mang tính truyền thống. Tổng quát, có thể chia làm hai loại hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống thường thấy ở các nước đang phát triển ở châu Á. 4.1.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp lâu đời, nhằm khắc phục khó khăn của canh tác nương rẫy ( Vergara, 1982 ), thật ra kiểu canh tác này không có ý nghĩa bỏ hóa đất mà đất cũng được phát, đốt và trỉa hạt trong vài năm sau đó ngững canh tác một số năm tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất (cho đất “nghỉ”). Thật ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Kỹ thuật nào tỏ ra bền vững qua nhiều năm. Mấu chốt cho sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian ngừng canh tác để độ phì của đất được phục hồi. Thời gian bỏ hoá dài ngắn phụ thuộc vào quỹ đất. Nếu thời gian bỏ hoá quá ngắn hệ thống canh tác sẽ bị suy thoái dần. Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy với giai đoạn bỏ hóa khá dài so với giai đoạn canh tác. Ví dụ người Stieng, Chil, K’hor, M’nông, Jarai, K’tu ... ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh ...và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất canh tác ngày càng ít khi dân số càng đông đúc, các cộng đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó. Hệ thống cải tiến bỏ hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì của đất suy giảm nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, nông dân địa phương đã trồng thành 60 công loài cây keo dậu (Leucaena glauca) trong giai đoạn bỏ hoá. Họ thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm lệ thuộc vào số lô luân canh, tổng diện tích rẫy, và sức sinh trưởng của keo dậu. Hạt keo dậu được gieo thẳng ngay khi đất bỏ hóa, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10 năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân đã rút ngắn được thời gian bỏ hóa ngoài ra còn khai thác được keo dậu làm cột nhỏ, củi đun, lá và cành nhánh nhỏ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức. Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là chống xói mòn và được xác định như là một chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết quả của kỹ thuật này được thể hiện trên sức sinh trưởng và năng suất cao hơn của các loại hoa màu nông nghiệp trồng xen. Lợi ích: Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hóa nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa. Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt). Hình thành dần các bờ đất ổn định mặt dốc. Hạn chế: Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu được dùng để làm hàng rào chắn cơ giới nhiều hơn để làm chất đốt. 4.1.3. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ở những nơi đất có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở người dân tạo ruộng bậc thang để canh tác ổn định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp cho các ruộng bậc thang, chống sạt lở đất, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, mây, thuốc v.v. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7 59 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI ĐƯỢC GIAO 4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp truyền thống 4.1.1. Khái niệm Hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) truyền thống là những là hệ thống canh tác được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống NLKH truyền thống là các kiểu canh tác nông lâm kết hợp được phát triển bởi chính người dân ở tại địa phương. Mặc dù nông lâm kết hợp là môn học còn mới mẽ, nhưng nó thực sử là một kiểu canh tác đã được nông dân áp dụng từ lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã tồn tại, thử nghiệm và chấp nhận bởi bởi nông dân địa phương qua hàng nghìn năm. Thí dụ chúng ta có thể xác định loại cây trồng, vật nuôi và sự phối hợp loài thích hợp cho một hoàn cảnh nào đó bởi người dân ở số địa phương. Cho nên, chúng ta cần tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống. Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thống/ bản địa bao gồm: Hệ thống được tồn tại từ lâu. Hệ thống có sức sản xuất cao. Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập quán, tín ngưỡng và suy nghĩ của họ. Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và đang sinh sống tại các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông liên lạc khó khăn, chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nông lâm kết hợp mang tính truyền thống. Tổng quát, có thể chia làm hai loại hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống thường thấy ở các nước đang phát triển ở châu Á. 4.1.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến Đây là hình thức lâu đời của nông lâm kết hợp lâu đời, nhằm khắc phục khó khăn của canh tác nương rẫy ( Vergara, 1982 ), thật ra kiểu canh tác này không có ý nghĩa bỏ hóa đất mà đất cũng được phát, đốt và trỉa hạt trong vài năm sau đó ngững canh tác một số năm tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất (cho đất “nghỉ”). Thật ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Kỹ thuật nào tỏ ra bền vững qua nhiều năm. Mấu chốt cho sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian ngừng canh tác để độ phì của đất được phục hồi. Thời gian bỏ hoá dài ngắn phụ thuộc vào quỹ đất. Nếu thời gian bỏ hoá quá ngắn hệ thống canh tác sẽ bị suy thoái dần. Nhiều cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy với giai đoạn bỏ hóa khá dài so với giai đoạn canh tác. Ví dụ người Stieng, Chil, K’hor, M’nông, Jarai, K’tu ... ở Tây Nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh ...và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất canh tác ngày càng ít khi dân số càng đông đúc, các cộng đồng dân cư thường cải tiến kiểu canh tác của họ để đối phó. Hệ thống cải tiến bỏ hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, độ phì của đất suy giảm nhanh, bỏ hóa ngắn lại, kéo dài thời gian canh tác, nông dân địa phương đã trồng thành 60 công loài cây keo dậu (Leucaena glauca) trong giai đoạn bỏ hoá. Họ thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm lệ thuộc vào số lô luân canh, tổng diện tích rẫy, và sức sinh trưởng của keo dậu. Hạt keo dậu được gieo thẳng ngay khi đất bỏ hóa, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10 năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân đã rút ngắn được thời gian bỏ hóa ngoài ra còn khai thác được keo dậu làm cột nhỏ, củi đun, lá và cành nhánh nhỏ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức. Chức năng chủ yếu của rào cản cơ giới là chống xói mòn và được xác định như là một chỉ tiêu thời gian canh tác (chừng nào hàng rào này bị mục nát thì dừng canh tác). Kết quả của kỹ thuật này được thể hiện trên sức sinh trưởng và năng suất cao hơn của các loại hoa màu nông nghiệp trồng xen. Lợi ích: Trồng cây thân gỗ họ đậu cố định đạm vào đất bỏ hóa nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa. Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả (không đốt). Hình thành dần các bờ đất ổn định mặt dốc. Hạn chế: Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn cơ giới Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu được dùng để làm hàng rào chắn cơ giới nhiều hơn để làm chất đốt. 4.1.3. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Ở những nơi đất có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở người dân tạo ruộng bậc thang để canh tác ổn định. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn và chủ động được nước. Quản lý nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống. Rừng trong hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ và điều hòa nguồn nước cung cấp cho các ruộng bậc thang, chống sạt lở đất, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ như củi, tre, mây, thuốc v.v. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình quản lý đất lâm nghiệp tài liệu lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệp bài giảng lâm nghiệp quản lý đất lâm nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây hông và keo PMDI
10 trang 102 0 0 -
8 trang 92 0 0
-
9 trang 65 0 0
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 48 0 0 -
Sổ tay - Hướng dẫn khai thác gỗ tác động thấp
12 trang 40 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 37 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 36 0 0 -
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 36 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 trang 30 0 0 -
Giáo trình : Khoa học Trồng và chăm sóc rừng part 3
9 trang 30 0 0