Thông tin tài liệu:
Bài giảng môn Địa chất lịch sử do GV. Hoàng Thị Kiều Oanh biên soạn nhằm giúp các bạn biết được tổng quan về địa chất lịch sử; các khái niệm liên quan đến địa chất lịch sử; lịch sử phát triển vỏ trái đất. Với các bạn chuyên ngành Địa lý thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Địa chất lịch sử - GV. Hoàng Thị Kiều Oanh
Địa chất lịch sử GV: Hoàng Thị Kiều Oanh – Đại học Sài Gòn
MỤC LỤC
1
Địa chất lịch sử GV: Hoàng Thị Kiều Oanh – Đại học Sài Gòn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA CHẤT LỊCH SỬ
BÀI 1: MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA CHẤT LỊCH SỬ
1.1. Mục đích, nhiệm vụ của địa sử học
1.1.1. Mục đích
Địa chất lịch sử lập lại toàn bộ lịch sử phát triển của Trái Đất về mọi phương diện
kiến tạo, cổ sinh vật và cổ địa lí, giải thích và rút ra những qui luật phát triển của Trái
Đất cũng như vỏ Trái Đất.
Nghiên cứu Địa chất lịch sử có thể giúp cho việc tìm kiếm thăm dò các mỏ khoáng sản
quí hiếm.
Địa chất lịch sử giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về sự cấu tạo hiện đại của vỏ
Trái Đất và lập lại lịch sử phát triển của lớp vỏ Trái Đất tại các khu vực khác nhau trên
Trái Đất.
1.1.2. Nhiệm vụ
1.1.2.1. Xác định được tuổi của đá
Việc xác định tuổi của đá là một trong những nhiệm vụ chủ yếu bởi vì chỉ có thể
nghiên cứu lịch sử phát triển của lớp vỏ Trái Đất trên cơ sở đã lập lại được sự hình
thành một cách liên tục các loại đá, phân biệt được tuổi của đá.Trước tiên chúng ta phải
xác định được tuổi của đá trầm tích và trình tự sắp xếp các lớp đá trầm tích.Từ các tầng
đá trầm tích chúng ta có thể xác định được tuổi của đá magma và biến chất liên quan. Xác
định tuổi của đá bằng hai cách: cách 1 xác định tuổi tương đối dựa vào di tích hóa thạch
trong đá, cách 2 xác định tuổi tuyệt đối của đá bằng phương pháp phóng xạ.
1.1.2.2. Lập lại những điều kiện cổ địa lí tự nhiên trong quá khứ
Đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn của Địa chất lịch sử bởi vì trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ này, nhà Địa chất lịch sử phải lập lại được những điều kiện cổ địa lý như
cổ địa mạo, cổ khí hậu – thủy văn, thành phần cổ sinh vật cổ từ qua các thời kỳ địa chất
xa xưa (các đại, kỉ). Kết quả nghiên cứu phải được thể hiện trên các bản đồ cổ địa lý,
địa chất lịch sử phải sử dụng các kết quả nghiên cứu của nham trướng học, nghĩa là Địa
chất lịch sử nghiên cứu lập lại các hoàn cảnh cổ địa lí theo các đá và hóa thạch. Xác định
được hoàn cảnh tự nhiên trên vỏ trái đất trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.Thông qua
việc nghiên cứu điều kiện hình thành các đá trầm tích, thành phần của đá, qui luật phân
bố… để xác lập lại sự phân bố trên biển và lục địa.
1.1.2.3. Lập lại vận động kiến tạo và lịch sử phát triển của cấu trúc lớp
vỏ Trái Đất
Thực hiện nhiệm vụ này thuộc bộ môn địa kiến tạo lịch sử, một ngành của khoa học
địa chất lịch sử bởi vì các đá trầm tích trong quá trình tạo thành được sắp xếp thành từng
2
Địa chất lịch sử GV: Hoàng Thị Kiều Oanh – Đại học Sài Gòn
lớp, từng tầng theo tuổi từ già đến trẻ hơn, nhưng do vận động kiến tạo gây ra làm cho
những lớp đá trầm tích đó bị phá hủy, vò nhàu, uốn nếp hoặc bị đứt gãy. Vì vậy, các nhà
địa kiến tạo lịch sử phải sử dụng phương pháp hiện tại quan sát địa hình các dạng phá
hủy thế nằm ban đầu của chúng. Trước đâu các nhà địa kiến tạo lịch sử thường dựa trên
cơ sở khoa học của thuyết địa máng đã giúp cho các nhà Địa chất lịch sử lập lại vận
động kiến tạo và lịch sử phát triển cấu trúc vỏ Trái Đất một cách khoa học hơn, có tính
chất thuyết phục hơn theo quan điểm động. Xác định những giai đoạn phát triển của vỏ
trái đất.Muốn vậy, địa chất lịch sử phải tổng kết tài liệu địa chất các khu vực trên địa
cầu trong nhiều giai đoạn khác nhau.
1.1.2.4. Lập lại cấu tạo và rút ra những qui luật phát triển của lớp vỏ
Trái Đất
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khắn của địa chất lịch sử. Thực
hiện nhiệm vụ này đòi hỏi có sự giúp đỡ phối hợp của các ngành khoa học khác nhau
như địa chất khu vực, địa vật lí, địa kiến tạo, cổ từ học, địa tầng học và các ngành khác
cung cấp tư liệu cơ sở khoa học cho Địa chất lịch sử. Vì vậy, Địa chất lịch sử phải xác
lập các giai đoạn phát triển của lớp vỏ Trái Đất, lịch sử và qui luật hình thành các cấu
trúc của nó.
1.2. Quan hệ giữa Địa chất lịch sử với các ngành khoa học khác
1.2.1. Quan hệ giữa Địa chất lịch sử với Sinh vật học
Sinh vật học giúp cho Địa chất lịch sử phục hồi lại lịch sử phát triển và tiến hóa của
giới sinh vật. Đặc biệt Địa chất lịch sử có mối quan hệ mật thiết với cổ sinh vật, bởi vì
cổ sinh vật là ngành khoa học nghiên cứu các di tích động vật và thực vật bị chôn vùi
trong các trầm tích dưới dạng hóa thạch .Nghiên cứu các di tích sinh vật cổ sẽ giúp cho
việc lập lại lịch sử phát triển thế giới hữu cơ và trên cơ sở đó xác định được tuổi của các
lớp đá.Hóa thạch là những dấu vết hoặc chứng tích còn sót lại của các loài động vật và
thực vật đã từng có mặt trong thiên nhiên. Chúng có kích thước từ những bộ xương
khổng lồ của loài khủng long cho đến những ...