Danh mục

Bài giảng môn học Kế toán thuế

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.56 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Khái niệm : Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, các loại thuế này ít nhiều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DN, khi đăng ký hoạt động sxkd, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các DN phải có nghĩa vụ thực hiện các loại thuế theo qui định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn học Kế toán thuế Kế toán thuế I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Khái niệm : Hệ thống thuế Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, các loại thuế này ít nhiều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DN, khi đăng ký hoạt động sxkd, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, các DN phải có nghĩa vụ thực hiện các loại thuế theo qui định. 2. Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam 2.1 – Thuế GTGT: - Thuế GTGT là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. - Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT - Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ và thuế suất của chính loại hàng hoá, dịch vụ đó. Giá tính thuế được phân biệt cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. Thuế suất được qui định có 3 mức : 0%, 5% 10% - Thuế GTGT phải nộp được được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trựctiếp trên GTGT a. Phươngpháp khấu trừ: đối tượng áp dụng là tất cả các đối tượng nộp thuế GTGT Trong đó : Ghi chú : - Biết giá thanh toán là giá đã có thuế, xác định giá chưa thuế bằng cách: - Biết giá chưa thuế GTGT, xác định giá thanh toán (giá có thuế) Giá có thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x (1 + Thuế suất) b. Phương pháp trực tiếp : đối tượng áp dụng là các cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điềukiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ làm căn cứ để tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Trong đó : 2.2 – Thuế TTĐB: - Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế TTĐB đối với một số mặt hàng nhất định mà DN sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuề nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu - Đối tượng chịu thuế : kinh doanh dịchvụ (mát xa, vũ trường, karaoke, casino, số xố, …); 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế TTĐB (thuốc là điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, xăng, vàng mã, bài lá, …) - Đối tượng nộp thuế : đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa. Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB - Giá tính thuế TTĐB đối với sản phẩm được sx ra và dịch vụ được cung cấp là giá bán chưa có thuế TTĐB theo phương thức trả tiền 1 lần. Giá tính thuế của hàng nhập khẩu = giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu 2.3 – Thuế Xuất nhập khẩu - Là loại thuế trực thu, tính trựctiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. - Đối tượng chịu thuế : là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam. - Đối tượng nộp thuế : Mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK. Thuế XNK phải nộp = Giá tính thuế XNK x Thuế suất thuế XNK - Giá tính thuế Xuất khẩu : là giá FOB (Free On Board). - Giá tính thuế Nhập khẩu : là giá CIF (Cost Insurrance and Freight) · Ghi chú : Nếu giá tính thuế thấp hơn biểu giá tính thuế theo qui định của Nhà nước sẽ phải áp dụng theo biểu giá tính thuế. 2.4 – Thuế TNDN: - Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hđsxkd cuối cùng của DN. - Đối tượng nộp thuế : tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế x Thuế suất thuế TNDN - Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm : thu nhập từ hoạt động sxkd hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập ròng nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí đã tạo ra nó và các khoản được phép giảm trừ (Doanh thu – chi phí hợp lý) - Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%; đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% -> 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kd. 2.5 – Thuế Thu nhập cá nhân - Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. - Đối tượng nộp thuế : công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam - Căn cứ tính thuế : thu nhập chịu thuế (thường xuyên, không thường xuyên) và thuế suất. - Ap dụng thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần qui định (TT 81/2004/tt- BTC ngày 13/8/2004 hướng dẫn thi hành NĐ 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết pháp lệnh Thuế TN đốivới người có thu nhập cao): + Công dân Việt Nam có thu nhập ở trong nước Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 > 5.000.000 -> 15.000.000 10 3 > 15.000.000 -> 25.000.000 20 4 > 25.000.000 -> 40.000.000 30 5 > ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: