Danh mục

Bài giảng môn Kinh doanh thương mại quốc tế: Phần 2

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 "Bài giảng Kinh doanh thương mại quốc tế" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung kiến thức về: Chiến lược và phân loại chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế; Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh trên thị trường thế giới;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn Kinh doanh thương mại quốc tế: Phần 2 5.2. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 5.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế 5.2.1.1. Phân tích môi trường và thị trường kinh doanh thương mại quốc tế Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường bên trong là tổng hợp các yếu tố nội tại của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố về nhân lực, công nghệ, tài chính, bộ máy quản lý, yếu tố văn hoá, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp… Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, xã hội, cạnh tranh… Môi trường bên ngoài còn bao gồm cả môi trường quốc gia và môi trường quốc tế. Môi trường kinh doanh là một tổng thể các quan hệ phức tạp. Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh và chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh doanh. Việc phân tích môi trường là việc làm cần thiết để xác định rõ các mục tiêu của chiến lược, tạo điều kiện để xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnh chiến lược trong trường hợp cần thiết. Các công cụ phân tích môi trường: Các công cụ phân tích môi trường bao gồm các mô hình phân tích môi trường hiện tại của doanh nghiệp và các công cụ dự báo sự thay đổi của môi trường. sử dụng các mô hình phân tích này sẽ xác định rõ doanh nghiệp đang kinh doanh trong môi trường nào và sẽ chịu những tác động nào khi môi trường kinh doanh có sự thay đổi. Ma trận thế mạnh - điểm yếu - cơ hội và đe doạ (SWOT) Ma trận thế mạnh - điểm yếu - cơ hội và đe doạ là công cụ kết hợp để phát triển 4 loại chiến lược là chiến lược thế mạnh - cơ hội (SO), chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO), chiến lược thế mạnh - đe doạ (ST) và chiến lược điểm yếu - đe doạ (WT). Các yếu tố thế mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong (môi trường nội bộ) của doanh nghiệp còn các yếu tố cơ hội và đe doạ là những yếu tố bên ngoài (môi trường bên ngoài) của doanh nghiệp. Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài là vấn đề cơ bản nhất và khó khăn nhất của việc xây dựng và sử dụng ma trận SWOT. Điều này đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt về mối quan hệ giữa các yếu tố. Bảng 5.1: Ma trận SWOT 64 Yếu tố bên trong \ Yếu tố bên O: Cơ hội T: Đe doạ ngoài Chiến lược SO Chiến lược ST (khai (sử dụng những thác các điểm mạnh để S: Thế mạnh điểm mạnh để vượt qua những đe doạ) khai thác cơ hội) Chiến lược WO Chiến lược WT (tối (tận dụng cơ hội thiểu hoá những điểm W: Điểm yếu để vượt qua yếu, tránh đe doạ, có thể những điểm yếu) rút lui khỏi thị trường hoặc chấp nhận phá sản) Để thiết lập một ma trận SWOT cần phải trải qua 8 bước: 1) Xác định các thế mạnh của doanh nghiệp. Các thế mạnh này có thể là thế mạnh về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, bộ máy quản lý… 2) Xác định những điểm yếu của doanh nghiệp. Các điểm yếu có thể là bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả, chi phí quản lý cao, nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu… 3) Xác định các cơ hội của doanh nghiệp. Các cơ hội này có thể là thị trường được mở rộng, chính sách ưu đãi của Chính phủ, quan hệ bạn hàng phát triển mạnh… 4) Xác định những mối đe doạ từ bên ngoài. Các mối đe doạ này có thể là các người cạnh tranh thay đổi chiến lược cạnh tranh, thị trường biến động thất thường và có xu hướng thu hẹp, các bạn hàng chuyển hướng mậu dịch, Chính phủ thay đổi chính sách theo hướng bất lợi… 5) Kết hợp các điểm mạnh và các cơ hội và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp. 6) Kết hợp các điểm mạnh với các mối đe doạ và ghi kết qua của chiến lược ST vào ô thích hợp. 7) Kết hợp các điểm yếu với các cơ hội và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp. 8) Kết hợp các điểm yếu với các mối đe doạ và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp. Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M.Porter 65 Mô hình này do M.Porter đưa ra được gọi là mô hình 5 nhân tố cạnh tranh ngành. Các nhân tố này bao gồm: - Sự de doạ của các đối thủ tiềm tàng mới vào thị trường - Khả năng mặc cả của những người cung cấp - Khả năng mặc cả của khách hàng - Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế - Cường độ cạnh tranh nội bộ ngành. Cả năm yếu tố này ảnh hưởng mức độ cạnh tranh của môi trường (xem hình 2.2.). Tuy nhiên, tác động mạnh chủ yếu của từng yếu tố này tuỳ thuộc vào từng ngành, từng loại sản phẩm cụ thể và tuỳ điều kiện. Trong từng trường hợp như vậy, yếu tố này hoặc yếu tố kia có thể nổi trội hoặc kém hơn. Các yếu tố nổi trội này quyết định đến tỷ lệ lợi nhuận thu được và chi phối đến các quan điểm hoạch định và thực hiện chiến lược. * Nhân tố thứ nhất: Sự đe doạ của các người tiềm tàng mới vào thị trường. Khi một người cạnh tranh tiềm tàng mới tham gia vào một ngành biểu thị một mối đe doạ cạnh tranh với các hãng hiện tại. Đối thủ này sẽ bổ sung thêm năng lực sản xuất mới và làm giảm thị phần của các doanh nghiệp hiện tại. Các người mới này có thể có những thế mạnh nhất định như chi phí quảng cáo cao và chi phí nghiên cứu và phát triển lớn. Để giảm bớt mối đe dọa của người mới tham gia này các nhà quản trị có thể dựng lên các rào cản thâm nhập hoặc đưa ra các đe doạ trừng phạt. Các hàng rào cản trở thâm nhập thường là: 1. Lợi thế kinh tế đạt được nhờ mở rộng quy mô: Đây là lợi thế đạt được do giảm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất. Các người mới muốn thâm nhập có hiệu quả vào thị trường phải chấp nhận mở rộng quy mô sản xuất để hạ thấp chi phí và phải đối đầu với những phản ứng gay gắt từ các ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: