Thông tin tài liệu:
Để có được độ chính xác các thông số của đất cần phải hiểu thấu đáo những nguyên lý cơ bản của cơ học đất. Đồng thời phải thấy rằng các trầm tích đất tự nhiên được xây dựng công trình trên đó phần lớn trường hợp là không đồng chất. Do vậy, người kỹ sư phải có một sự hiểu biết thấu đáo về địa chất
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nền móng - Nguyễn Hữu Thái Nền Móng NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG Mở ĐầuI. Ý nghĩa Môn học Nền Móng - Khi thiết kế nền móng công trình như nhà ở, cầu đường và đập thường cần các kiến thức về (a) tải trọng truyền từ kết cấu phần trên xuống hệ móng, (b) yêu cầu của các quy tắc xâ dựng địa phương, ây (c) tính chất ứng suất - biến dạng của đất đỡ hệ móng, (d) điều kiện địa chất đất nền. Đối với kỹ sư nền móng Hai yếu tố cuối là vô cùng quan trọng vì chúng thuộc lĩnh vực cơ học đất. - Để có được độ chính xác các thông số của đất cần phải hiểu thấu đáo những nguyên lý cơ bản của cơ học đất. Đồng thời phải thấy rằng các trầm tích đất tự nhiên được xây dựng công trình trên đó phần lớn trường hợp là không đồng chất. Do vậy, người kỹ sư phải có một sự hiểu biết thấu đáo về địa chất của khu vực, đó là nguồn gốc và bản chất của địa tầng cũng như các điều kiện địa chất thuỷ văn. - Kỹ thuật nền móng là một sự phối hợp khéo léo của cơ học đất, địa chất công trình, và suy đoán riêng có được từ kinh nghiệm quá khứ. Ở một mức độ nào đó, kỹ thuật nền móng có thể được gọi là một nghệ thuật. (Braja M. Das). 2 NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG 1 Mở ĐầuII. Nội dung Môn học Môn Nền Móng gồm 5 Chương: Chương I: Một số khái niệm cơ bản Chương II: Móng Nông trên Nền Thiên nhiên Chương III: Tính toán Móng Mềm Chương IV: Xây dựng Công trình trên Nền Đất yếu Chương V: Móng CọcII. Các Tài Liệu học tập 1) Nền Móng - Bộ môn Địa Kỹ Thuật, ĐHTL, 1998. 2) Nguyên lý Kỹ Thuật Nền Móng - Braja M. Das, Bộ môn Địa Kỹ Thuật, ĐHTL, dịch từ tiếng Anh, 2009. 3) Bài giảng do giáo viên biên soạn, 2009, 2010. 4) Các Tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn thiết kế Nền các công trình Thủy công: TCVN 4253 - 86 - Tiêu chuẩn thiết kế Nền các công trình dân dụng và công nghiệp: QP45-70, QP45-78. - Tiêu chuẩn thiết kế Móng Cọc: TCXD 205 - 98 3 NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG Chương 1: Một số khái niệm cơ bản 4 NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG 2 §1.1 Khái niệm Nền và Móng Kết cấu phần trên Công trình nói chung gồm 3 bộ phận: Kết cấu phần trên + Móng + Nền MóngI. KN về Nền Nền - Nền là phạm vi đất đá phía dưới móng có trạng thái ứng suất biến dạng thay đổi do tác dụng của công trình (Hình). - Đối với nền các công trình thuỷ lợi còn cần kể thêm đến phạm vi đất chịu ảnh hưởng sự thay đổi về thấm nước do xây dựng và sử dụng công trình (điều kiện ĐCTV thay đổi). Kết cấu phần trên - Phân loại nền: 2 loại Móng * Nền thiên nhiên: không qua xử lý. * Nền nhân tạo: đã qua xử lý Nền 5 NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG II. KN về Móng - Móng là bộ phận phía dưới của công trình và tiếp xúc với đất. Có tác dụng đỡ KCPT, truyền và phân bố tải trọng từ công trình lên mặt nền. Móng thường có kích thước lớn hơn mặt đáy kết cấu bên trên để giảm áp suất trên mặt nền. Nhận xét: xét: - Cả 3 bộ phận công trình (KCPT, Móng và Nền) cùng làm việc và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy khi quy hoạch và thiết kế nền móng cần phải xét toàn diện trên quan niệm coi chúng là một hệ thống “Công trình – Nền”, để có thể chọn được phương án tối ưu. III. Phân loại móng và phạm vi áp dụng - Phân loại theo 4 cơ sở: 1- Theo vật liệu làm móng: Tùy điều kiện cung cấp ...