Danh mục

Bài giảng Ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước - Chương 2 - Trần Ngọc Hoàng

Số trang: 98      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (98 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng trình bày các nội dung chính về khái niệm ngân sách nhà nước, phân loại theo nội dung kinh tế, phân loại theo tổ chức hành chính, Cân đối ngân sách nhà nước,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước - Chương 2 - Trần Ngọc Hoàng CHƯƠNG 2 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC &CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TS TRẦN NGỌC HOÀNG LHU 1 Tháng 3/2018I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Ngân sách là một khái niệm chung để chỉ NS của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và ngân sách của khu vực chính phủ. Trong thực tiễn, thuật ngữ NS thường được hiểu là một bản ước tính về số tiền được sử dụng và kế hoạch sử dụng số tiền đó cho một công việc của một chủ thể. Nếu chủ thể đó là Nhà nước, thì được gọi là ngân sách chính phủ hay NSNN. Tuy nhiên, khác với ngân sách của các hộ gia đình, doanh nghiệp, NSNN, là một phạm trù kinh tế, chính trị và pháp lý. 2I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Thuật ngữ ngân sách của khu vực Chính phủ và các thông lệ ngân sách hiện đại ngày nay, có nguồn gốc từ những thay đổi về vai trò kinh tế của ngân sách và quyền lực của Quốc hội trong chế độ quân chủ. Cùng với sự phát triển của các nền dân chủ, Quốc hội nhân danh quốc gia hay nhân dân đã dần dành được quyền kiểm soát về chính trị thông qua việc chấp thuận thuế hay cho phép các khoản chi. 3I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Xuất phát từ nguồn gốc ra đời của thuật ngữ ngân sách gắn với vai trò kiểm soát ngân sách của Quốc hội, NSNN thường được định nghĩa theo nghĩa hẹp: “là một tài liệu trong đó chính phủ trình bày các khoản thu và chi phí được dự thảo cho năm tới và đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp trước khi thực hiện”. Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu bởi một số tổ chức chuyên nghiên cứu về ngân sách chính phủ. 4I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN - Theo OECD, ngân sách bao gồm tất cả các khoản chi tiêu và các khoản thu của Chính phủ, được trình lên cơ quan lập pháp xem xét, phê duyệt trước khi bắt đầu một năm ngân sách mới. - Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Anh (DFID), ngân sách là một tài liệu, được phê duyệt bởi Quốc hội, trao cho Chính phủ quyền thực thực hiện các khoản thu, vay nợ, và thực hiện các khoản chi để thực hiện các mục tiêu nhất định. 5I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Khi vai trò can thiệp của Nhà nước trong các lĩnh vực KT-XH được mở rộng đã dẫn đến những thay đổi trong quan niệm về NS theo nghĩa rộng hơn: “Quốc hội có quyền kiểm soát và phê duyệt NS và sử dụng NS như một công cụ để đảm bảo trách nhiệm của chính phủ trong việc sử dụng nguồn lực; NS là một công cụ của Chính phủ để vận hành các chính sách. Phạm vi của NS phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của Chính phủ, bao gồm cả các khoản thu và chi”. Theo quan niệm này, NSNN có thể hiểu là tài liệu phản ánh các khoản thu, chi mà cơ quan hành pháp dự thảo và được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định; 6I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Từ các quan niệm trên có thể khái niệm về NSNN theo các góc nhìn khác nhau: Theo góc độ kinh tế, NSNN là một công cụ chính sách kinh tế của quốc gia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: Kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, và sử dụng nguồn lực hiệu quả; Theo góc độ chính trị, NSNN được trình cho cơ quan quyền lực nhà nước để đảm bảo các đại biểu dân cử được giám sát, phê duyệt các quyết định về thu và chi ngân sách; 7I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Khái niệm về NSNN theo các góc nhìn khác nhau: Theo góc độ luật pháp, NSNN về hình thức là một văn bản pháp luật được phê duyệt bởi cơ quan quyền lực nhà nước, giới hạn các quyền mà cơ quan hành pháp được phép thực hiện; Theo góc độ quản lý, NSNN là căn cứ để quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng NS, cho biết số tiền đơn vị được phép chi, các nhiệm vụ chi và kế hoạch thực hiện, NS phân bổ cho đơn vị. 8I NSNN 1.1 Khái niệm NSNN Ở Việt Nam, từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: tổng số thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định”. Còn Luật NSNN năm 2015, cũng đưa ra khái niệm: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 9I NSNN 1.2. Phân loại NSNN 1.2.1 Khái niệm và mục đích phân loại NSNN Phân loại NSNN là sự sắp xếp có hệ thống các nội dung thu, chi NS của Chính phủ theo các tiêu thức nhất định. Hệ thống phân loại NSNN là một công cụ quan trọng trong quản lý NSNN, vì nó quyết định cách thức mà NS được ghi lại, trình bày và báo cáo. NSNN đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: