Bài giảng Nghiệp vụ thương mại (TS. Nguyễn Hoài Anh) - Chương 5: Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại
Số trang: 81
Loại file: ppt
Dung lượng: 453.00 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Nghiệp vụ thương mại TS. Nguyễn Hoài Anh chương 5 dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại, nội dung chương 5 gồm có: khái niệm chức năng của dự trữ, phân loại dự trữ, các yêu cầu đối với quản trị dự trữ và một số giải pháp cải tiến quản trị dự trữ. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nghiệp vụ thương mại (TS. Nguyễn Hoài Anh) - Chương 5: Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009 CHƯƠNG 5: DỰ TRỮ HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ 5.2. PHÂN LOẠI DỰ TRỮ 5.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.4. CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, do đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, ...) mà sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, mà phải trải qua một quá trình nhằm xóa đi những sự cách biệt…kể trên. Sản phẩm trong trạng thái (hình thái) này được coi là dự trữ. Đối với doanh nghiệp, cần thiết phải tập trung một lượng sản phẩm nhất định nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí trong kinh doanh, như: cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, và do đó duy trì và phát triển doanh số; Tập trung một lượng lớn sản phẩm trong vận chuyển hoặc tại kho giúp giảm chi phí: Duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ tập trung một lượng sản phẩm nhất định trong kho mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước. Bộ phận sản phẩm nhằm cho mục đích này được coi là dự trữ. Như vậy, tất cả các hình thái tồn tại của sản phẩm hữu hình trong hệ thống Logistic do các nhân tố kinh tế gây nên nhằm thỏa mãn yêu cầu cung ứng của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp được coi là dự trữ. Vậy: Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Dự trữ trong thương mại thực hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung - cầu, chức năng điều hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí. Chức năng cân đối cung - cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lượng, không gian và thời gian. Trong sản xuất và kinh doanh, phải tập trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trước do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự trữ đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung - cầu. Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này, cần phải có dự trữ bảo hiểm. Chức năng giảm chi phí: Dự trữ nhằm giảm những chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối. Chẳng hạn nhờ dự trữ tập trung, có thể vận chuyển những lô hàng lớn để giảm chi phí vận chuyển, và, tuy phải tăng dự trữ và do đó tăng chi phí dự trữ, nhưng tổng phí vận chuyển và dự trữ giảm đi đáng kể. 5.2 PHÂN LOẠI DỰ TRỮ Dự trữ gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức chủ yếu để phân loại dự trữ trong hoạt động thương mại: * Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng. * Phân loại theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình. * Phân loại theo mục đích của dự trữ. * Phân loại theo thời hạn dự trữ. a) Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, nhằm chu chuyển hàng hóa dịch vụ, … và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu (hình 5.1): Ghi chú Quy trình Logistics Quy trình Logistics ngược Dự trữ Dự trữ bán Dự trữ thành nguyên vật thành phẩm phẩm của nhà liệu sx Dự trữ của Dự trữ sản nhà cung cấp phẩm trong phân phối Dự t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nghiệp vụ thương mại (TS. Nguyễn Hoài Anh) - Chương 5: Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009 CHƯƠNG 5: DỰ TRỮ HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ 5.2. PHÂN LOẠI DỰ TRỮ 5.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.4. CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, do đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, ...) mà sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, mà phải trải qua một quá trình nhằm xóa đi những sự cách biệt…kể trên. Sản phẩm trong trạng thái (hình thái) này được coi là dự trữ. Đối với doanh nghiệp, cần thiết phải tập trung một lượng sản phẩm nhất định nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí trong kinh doanh, như: cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, và do đó duy trì và phát triển doanh số; Tập trung một lượng lớn sản phẩm trong vận chuyển hoặc tại kho giúp giảm chi phí: Duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ tập trung một lượng sản phẩm nhất định trong kho mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước. Bộ phận sản phẩm nhằm cho mục đích này được coi là dự trữ. Như vậy, tất cả các hình thái tồn tại của sản phẩm hữu hình trong hệ thống Logistic do các nhân tố kinh tế gây nên nhằm thỏa mãn yêu cầu cung ứng của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp được coi là dự trữ. Vậy: Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Dự trữ trong thương mại thực hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung - cầu, chức năng điều hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí. Chức năng cân đối cung - cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lượng, không gian và thời gian. Trong sản xuất và kinh doanh, phải tập trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trước do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự trữ đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung - cầu. Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này, cần phải có dự trữ bảo hiểm. Chức năng giảm chi phí: Dự trữ nhằm giảm những chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối. Chẳng hạn nhờ dự trữ tập trung, có thể vận chuyển những lô hàng lớn để giảm chi phí vận chuyển, và, tuy phải tăng dự trữ và do đó tăng chi phí dự trữ, nhưng tổng phí vận chuyển và dự trữ giảm đi đáng kể. 5.2 PHÂN LOẠI DỰ TRỮ Dự trữ gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức chủ yếu để phân loại dự trữ trong hoạt động thương mại: * Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng. * Phân loại theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình. * Phân loại theo mục đích của dự trữ. * Phân loại theo thời hạn dự trữ. a) Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, nhằm chu chuyển hàng hóa dịch vụ, … và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu (hình 5.1): Ghi chú Quy trình Logistics Quy trình Logistics ngược Dự trữ Dự trữ bán Dự trữ thành nguyên vật thành phẩm phẩm của nhà liệu sx Dự trữ của Dự trữ sản nhà cung cấp phẩm trong phân phối Dự t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiệm vụ thương mại Bài giảng nghiệp vụ thương mại Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Chức năng của dự trữ Phân loại dự trữ Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 586 17 0 -
19 trang 184 0 0
-
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
299 trang 146 4 0 -
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 trang 126 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
42 trang 123 0 0 -
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2 - NXB Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
185 trang 119 3 0 -
7 trang 105 0 0
-
ĐIỂM DANH RỦI RO TỪ SỞ HỮU CHÉO
6 trang 93 0 0 -
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - TS. Nguyễn Quốc Khánh
34 trang 83 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1
334 trang 80 0 0