Danh mục

Bài giảng Ngữ dụng học

Số trang: 139      Loại file: ppt      Dung lượng: 350.00 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 29,000 VND Tải xuống file đầy đủ (139 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Ngữ dụng học" giúp người học nắm được các khái niệm về giao tiếp, các nhân tố giao tiếp, diễn ngôn, ngữ dụng học, chiếu vật và các hành vi ngôn ngữ, lập luận và hội thoại, hội thoại... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm được nội dung của môn học Ngữ dụng học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ngữ dụng họcI. Giao tiếp1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của người với người và với những vấn đề giao tiếp.2. Các nhân tố giao tiếp2. 1. Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau.2. 1. 1. Vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn (vai nói (viết)), vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe (đọc)). Trong cuộc giao tiếp nói, vai nói và vai nghe thường luân chuyển cho nhau.Trong thực tế, hai vai nói, nghe rất phức tạp. Giả định có một người tên là Thanh nói vớimột người tên là Hoa một diễn ngôn như sau:Thanh: Hoa nói với Hùng thầy Huy bảo nó nộpbài thu hoạch ngay.Diễn ngôn này có quan hệ đến 4 người: Thanh, Hoa,thầy Huy và Hùng. Trong đó, Thanh là người nói trựctiếp, Hoa là người nghe trực tiếp nhưng người nóithật sự là thầy Huy và người tiếp nhận thực sự làHùng. Trong trường hợp này lời nó (Hùng) nộp bàithu hoạch ngay không phải do Thanh tạo ra, và Hoacũng không phải là người chịu trách nhiệm thực hiện.Hoa chỉ có trách nhiệm nói cho Hùng mà thôi. Trong trường hợp này, thầy Huy là chủ ngôn, Hùnglà đích ngôn còn Thanh chỉ là thuyết ngôn và Hoa chỉ làtiếp ngôn. Trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừthuyết ngôn các vai giao tiếp có thể có mặt hay vắngmặt có thể ở tình trạng chủ động hay bị động.Trongmột cuộc giao tiếp, chủ ngôn và thuyết ngôn đều có ýđịnh và niềm tin vào đích ngôn và tiếp ngôn, vào chínhcuộc giao tiếp và chính mình.2. 1. 2. Quan hệ liên cá nhân Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục: trục vị thế xã hội (địa vị, quyền uy) và trục quan hệ khoảng cách (thân cận).Trục vị thế xã hội có thể khác nhau do chức quyền,tuổi tác, nghề nghiệp… mà thành. Trục khoảng cáchcó hai cực thân tình và xa lạ. Giữa hai trục quyền uyvà thân cận có sự tương ứng. Khoảng cách địa vị xãhội càng cao thì người ta càng khó gần gũi nhau. Quanhệ liên cá nhân có khả năng chi phối cả tiến trình giaotiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn. Vì vậy,qua xưng hô mà người nhận biết người phát đã xácđịnh quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa anh tavới mình như thế nào.2. 2. Hiện thực ngoài diễn ngôn Hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp. Nhân tố hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộphận:2. 2. 1. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu (possible world).Hiện thực - đề tài của diễn ngôn là khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó. Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngôn là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn (một cảm xúc, tư tưởng, ý định, nguyện vọng, v.v.).Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thâncủa ngôn ngữ.Thế giới khả hữu là những dạngthức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giớithực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thựcngoài diễn ngôn.Đề tài của diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn về đề tài đó.2. 2. 2. Hoàn cảnh giao tiếpHoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật, v.v. ở thời điểm và không gian trong đó diễn ra cuộc giao tiếp.2. 2. 3. Thoại trường (setting) Thoại trường là cái không gian - thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Không gian thoại trường là không gian (trường học, chùa chiền, cung điện, hội trường, v.v.) có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện. Thời gian thoại trường là thời gian (buổi sáng, buổi trưa, ngày rằm, ngày mồng một và ngày thường, v.v.) ở một không gian thoại trường mà ở lúc đó con người phải nói năng, xử sự khác với cách nói năng, xử sự ở thời gian khác trong cùng không gian thoại trường.2. 2. 4. Ngữ huống giao tiếpTác động tổng hợp của các yếu tố (nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài ngoài diễn ngôn, v.v.) tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn.II. Diễn ngôn3. 1. Câu, phát ngôn, diễn ngôn3. 1. 1. CâuCâu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hay một cảm xúc.3. 1. 2. Phát ngônPhát ngôn là các biến thể của trong lời nói. Tức là một m ...

Tài liệu được xem nhiều: