Danh mục

Người Ê Đê dùng lớp từ xưng hô như thế nào

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ diễn ra trong hội thoại do các nhân vật hội thoại thực hiện. Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: Nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thường là đại từ nhân xưng) và nhóm từ xưng hô lâm thời (cỏc danh từ thân tộc, các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ v.v. dùng để xưng hô).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Ê Đê dùng lớp từ xưng hô như thế nàoNGƯỜI Ê ĐÊ DÙNG LỚP TỪ XƯNG HÔ NHƯ THẾ NÀO ? NGUYỄN MINH HOẠT (*)TÓM TẮT Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ diễn ra trong hội thoại do các nhân vật hội thoạithực hiện. Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thườnglà đại từ nhân xưng) và nhóm từ xưng hô lâm thời (cỏc danh từ thân tộc, các từ ngữ chỉ quanhệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ v.v. dùng để xưng hô). Nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếngÊ-đê (đối chiếu với tiếng Việt), sẽ thấy đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng của nó,đồng thời thấy được rõ nét đặc trưng văn hoá của người Ê-đê và người Việt qua giao tiếp.ABSTRACT Addressing is an action of language happening in a conversation and is practiced byspeakers. Addressing words in the Ede is divided into two groups : words of specialaddressing (personal pronouns),words of temporary addressing (kinship nouns, socialrelationship words, promotion, jobs,…are used to address). Reasearching addressing wordsin Ede language, comparing to Vietnamese, helps us understand its characteristics,semantics, and use of addressing words. Moreover, it also helps us understand culturalfeatures of the Ede and Vietnamese in communication.1. MỞ ĐẦU Tiếng Ê đê thuộc nhóm Chamic, những ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địa Đông Nam Á,nhánh Indonesia phía Tây của ngữ hệ Nam Đảo. Việc nghiên cứu từ xưng hô tiếng Ê đê (sosánh với tiếng Việt) có thể góp phần cung cấp tư liệu cho việc tổng kết các đặc trưng chungvà xác định mối quan hệ cội nguồn, loại hình cũng như tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá giữa nóvới ngôn ngữ các dân tộc khác ở Việt Nam, trong đó có tiếng Việt. Bài viết sẽ giới thiệu về lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê, so sánh chúng với lớp từxưng hô trong tiếng Việt để làm rõ những đặc điểm của lớp từ này. Đồng thời, làm rõ các hìnhthức dùng từ xưng hô của người Ê đê, từ đó thấy được nét đặc trưng văn hoá của người Ê đêtrong giao tiếp.2. NỘI DUNG Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thường gọilà đại từ nhân xưng - ĐTNX) và nhóm từ xưng hô lâm thời (các danh từ thân tộc, các từ ngữchỉ quan hệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ,…dùng để xưng hô).2.1. Nhóm từ xưng hô chuyên dụng Tuy có một vài sự khác biệt nhất định về tiếng nói, nhưng sự khác nhau về ĐTNXtrong tiếng Ê đê ở các nhóm, ngành người Ê đê là không đáng kể. Trong tiếng Ê đê có 15ĐTNX được phân bố ở các ngôi, số cụ thể như sau:(*) ThS, Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên.2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ĐTNX ngôi thứ nhất (chỉ người nói) có 5 từ, gồm: - ĐTNX số ít chỉ có 01 từ duy nhất có nghĩa trung tính: kâo (tôi). - ĐTNX số nhiều có 04 từ, gồm 02 ĐTNX ngôi thứ nhất, số nhiều hmei (chúng tôi) vàphung hmei (bọn chúng tôi). Hai ĐTNX này có ý nghĩa loại trừ và giữa chúng có một vài nétkhác biệt nhất định về sắc thái. Còn 02 ĐTNX số nhiều drei (mình, chúng mình) và phungdrei (bọn mình, bọn chúng mình) lại có nghĩa bao gộp. Giữa hai ĐTNX này, cũng giống nhưtrường hợp hmei và phung hmei, chúng có sự khu biệt nhất định về nghĩa. Drei mang sắc tháinghĩa trung tính. Còn phung drei lại mang sắc thái nghĩa hơi suồng sã, thông tục, làm chongười nghe (ở trong cuộc) có cảm giác gần gũi và thân mật hơn.2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai ĐTNX ngôi thứ hai (chỉ người đối thoại) có 4 từ, gồm: + ĐTNX số ít gồm: ih (anh, chị,…), o g (mày, mi). Ih chỉ người nghe nhưng có sắc thái nghĩa trung tính, không thể hiện sắc thái biểu cảmmột cách rõ rệt. Nó chỉ thể hiện nét nghĩa tôn trọng hay suồng sã nhờ vào ngữ cảnh và lờithoại trước nó. O|ng chỉ người nghe nhưng có sắc thái nghĩa hơi thân mật, suồng sã, thậm chí đôi khicó nét nghĩa chỉ sự cáu giận, tức tối của người nói (dĩ nhiên có kèm theo ngữ điệu). Chẳnghạn trong câu: Si ngă o g dôk ]ho mro si anei he? (Tại sao mày ăn ở bẩn thỉu thế này?). Ởđây, người nói muốn biểu thị sự bực bội. ĐTNX này thường chỉ dùng để đối thoại với nhữngngười ngang vai, ngang hàng hoặc những người ít tuổi hơn (mà người nói biết chắc chắn vềđiều đó). + ĐTNX số nhiều gồm: di ih / phung di ih Cả hai ĐTNX di ih (các anh, các chị,…) và phung di ih (bọn các anh, bọn các chị,…)cùng có nét nghĩa trỏ người nghe, số nhiều. Trong các ĐTNX di ih hay phung di ih có mộtyếu tố di mang nét nghĩa chỉ số nhiều. Cũng giống như trường hợp hmei và phung hmei ởtrên, giữa di ih và phung di ih cũng có sự phân biệt nhất định về nghĩa trong sử dụng. Khingười nói dùng di ih đã hàm chỉ số đông thuộc về phía người nghe và mang sắc thái trunghoà. Nhưng khi người nói sử dụng phung di ih thì chúng lại kèm theo sắc thái thân mật hơn,thậm chí có nét nghĩa hơi suồng sã. Điều này là hết sức quan trọng trong giao tiếp của ngườiÊ đê. So sánh các ví dụ: Hruê anei, ya di ih ngă? (Hôm nay c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: