Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2 - ThS. Huỳnh Thị Kiều Thu
Số trang: 89
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung cuốn sách được bố cục gồm 7 chương do ThS. Huỳnh Thị Kiều Thu làm chủ biên. Mỗi chương được kết cấu thành 4 phần: phần mục tiêu nhằm giới thiệu khái quát những kiến mà sinh viên cần nắm bắt cụ thể của từng chương; phần nội dung được biên soạn theo trình tự, kết cấu, nội dung của môn học một cách chi tiết, cụ thể, với những ví dụ minh hoạ thực tế dễ hiểu; phần tóm tắt nội dung nhằm nêu bật những khái niệm cơ bản, những nội dung cốt yếu của chương; phần câu hỏi và bài tập ôn tập có đáp án kèm theo giúp sinh viên luyện tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo tiếp phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2 - ThS. Huỳnh Thị Kiều Thu Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm được những vấn đề sau: 1. Hiểu được các đối tượng cần tính giá trong kế toán và các nguyên tắc căn bản liên quan đến việc tính giá. 2. Cách tính giá một số đối tượng kế toán như vật tư, hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm dở dang, tài sản cố định v.v… 3. Hiểu được khái niệm về quá trình cung cấp và cách hạch toán quá trình cung cấp. 4. Hiểu được khái niệm về quá trình sản xuất và cách hạch toán quá trình sản xuất. 5. Hiểu được quá trình tiêu thụ và cách hạch toán quá trình tiêu thụ và kết quả kinh doanh. NỘI DUNG 4.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 4.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá Đối tượng của hạch toán kế toán là vốn trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với tính hai mặt, tính đa dạng và tính vận động. Vốn của các đơn vị bao gồm rất nhiều loại, có hình thái biểu hiện khác nhau. Trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh, vốn luôn vận động và biến đổi không ngừng cả về hình thái hiện vật và giá trị tài sản. Để ghi nhận và phản ánh được giá trị tiền tệ của tài sản vào sổ sách, chứng từ, báo cáo, kế toán sử dụng phương pháp tính giá. Như vậy, thực chất tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tài sản và dịch vụ. Nói cách khác, tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản tức là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh khác của kế toán. Nhờ sử dụng phương pháp tính giá, kế toán đã theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ. Đồng thời, nhờ có tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, kế toán đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng. Có thể nói, không có phương pháp tính giá thì các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được. Là một phương pháp của hạch toán kế toán, tính giá vừa có tính độc lập tương đối lại vừa có quan hệ chặt chẽ với các phương pháp khác như chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp - cân đối kế toán. Nhờ có tính giá, kế toán mới ghi nhận, phản ánh được các đối tượng khác nhau của kế toán vào chứng từ, tài khoản và tổng hợp các thông tin khác nhau qua các báo cáo. Mặt khác, tính giá vật tư, tài sản, hàng hoá, dịch vụ không thể tiến hành một cách tuỳ tiện được mà phải dựa trên thông tin do chứng từ, tài khoản và các báo cáo cung cấp rồi tổng hợp lại. Đặc biệt là hầu hết các 71 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu tài sản của doanh nghiệp đều không thể hình thành ngay một lúc được mà hình thành dần dần trong một khoảng thời gian nhất định thông qua quá trình thu mua, xây dựng, lắp đặt, chế tạo… Điều đó đòi hỏi kế toán phải kết hợp các phương pháp hạch toán khác nhau để ghi nhận sự hình thành giá trị tài sản (kể cả giá trị ban đầu và giá trị tăng thêm). 4.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá a. Yêu cầu của phương pháp tính giá. Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại tài sản của mình, tính giá phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây: - Chính xác: Việc tính giá cho các loại tài sản phải đảm bảo chính xác, phù hợp với giá cả đương thời và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thông tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định kinh doanh. Tính giá chính xác còn cho thấy sự khác biệt chủ yếu giữa thước đo hiện vật và thước đo giá trị: Thước đo hiện vật chỉ có thể biểu hiện tài sản về phương tiện số lượng, trong khi đó, thước đo giá trị có khả năng biểu hiện tài sản không chỉ trên phương tiện số lượng mà còn bổ sung ý niệm về chất lượng tài sản. - Thống nhất: Việc tính giá phải thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán ra mới đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ và các doanh nghiệp với nhau. Qua đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, đòi hỏi Nhà nước phải quy định thống nhất việc tính giá các loại tài sản trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đồng thời phải có biện pháp kiểm tra thích hợp nhằm khắc phục và loại trừ các hiện tượng tính giá không đúng, bảo đảm được tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chỉ tiêu do hạch toán kế toán cung cấp. b. Nguyên tắc của phương pháp tính giá Để thực hiện tốt các yêu cầu tính giá, ngoài việc đòi hỏi người làm kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy định tính giá, kế toán còn phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau: Nguyên tắc 1. Xác định đối tượng tính giá phù hợp. Nhìn chung, đối tượng tính giá phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ. Đối tượng đó có thể là từng loại vật tư, hàng hoá, tài sản mua vào; từng loại sản phẩm, dịch vụ thực hiện…. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, đối tượng tính giá có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại. Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng tính giá phải dựa vào đặc điểm vật tư, hàng hoá, sản phẩm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2 - ThS. Huỳnh Thị Kiều Thu Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, sinh viên cần nắm được những vấn đề sau: 1. Hiểu được các đối tượng cần tính giá trong kế toán và các nguyên tắc căn bản liên quan đến việc tính giá. 2. Cách tính giá một số đối tượng kế toán như vật tư, hàng hoá, thành phẩm, sản phẩm dở dang, tài sản cố định v.v… 3. Hiểu được khái niệm về quá trình cung cấp và cách hạch toán quá trình cung cấp. 4. Hiểu được khái niệm về quá trình sản xuất và cách hạch toán quá trình sản xuất. 5. Hiểu được quá trình tiêu thụ và cách hạch toán quá trình tiêu thụ và kết quả kinh doanh. NỘI DUNG 4.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 4.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của phương pháp tính giá Đối tượng của hạch toán kế toán là vốn trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với tính hai mặt, tính đa dạng và tính vận động. Vốn của các đơn vị bao gồm rất nhiều loại, có hình thái biểu hiện khác nhau. Trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh, vốn luôn vận động và biến đổi không ngừng cả về hình thái hiện vật và giá trị tài sản. Để ghi nhận và phản ánh được giá trị tiền tệ của tài sản vào sổ sách, chứng từ, báo cáo, kế toán sử dụng phương pháp tính giá. Như vậy, thực chất tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tài sản và dịch vụ. Nói cách khác, tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản tức là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh khác của kế toán. Nhờ sử dụng phương pháp tính giá, kế toán đã theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ. Đồng thời, nhờ có tính giá, kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, kế toán đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng. Có thể nói, không có phương pháp tính giá thì các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được. Là một phương pháp của hạch toán kế toán, tính giá vừa có tính độc lập tương đối lại vừa có quan hệ chặt chẽ với các phương pháp khác như chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp - cân đối kế toán. Nhờ có tính giá, kế toán mới ghi nhận, phản ánh được các đối tượng khác nhau của kế toán vào chứng từ, tài khoản và tổng hợp các thông tin khác nhau qua các báo cáo. Mặt khác, tính giá vật tư, tài sản, hàng hoá, dịch vụ không thể tiến hành một cách tuỳ tiện được mà phải dựa trên thông tin do chứng từ, tài khoản và các báo cáo cung cấp rồi tổng hợp lại. Đặc biệt là hầu hết các 71 Chương IV: Phương pháp tính giá và hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu tài sản của doanh nghiệp đều không thể hình thành ngay một lúc được mà hình thành dần dần trong một khoảng thời gian nhất định thông qua quá trình thu mua, xây dựng, lắp đặt, chế tạo… Điều đó đòi hỏi kế toán phải kết hợp các phương pháp hạch toán khác nhau để ghi nhận sự hình thành giá trị tài sản (kể cả giá trị ban đầu và giá trị tăng thêm). 4.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá a. Yêu cầu của phương pháp tính giá. Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại tài sản của mình, tính giá phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây: - Chính xác: Việc tính giá cho các loại tài sản phải đảm bảo chính xác, phù hợp với giá cả đương thời và phù hợp với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thông tin do tính giá cung cấp sẽ mất tính xác thực, không đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc đề ra quyết định kinh doanh. Tính giá chính xác còn cho thấy sự khác biệt chủ yếu giữa thước đo hiện vật và thước đo giá trị: Thước đo hiện vật chỉ có thể biểu hiện tài sản về phương tiện số lượng, trong khi đó, thước đo giá trị có khả năng biểu hiện tài sản không chỉ trên phương tiện số lượng mà còn bổ sung ý niệm về chất lượng tài sản. - Thống nhất: Việc tính giá phải thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và giữa các thời kỳ khác nhau. Có như vậy, số liệu tính toán ra mới đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ và các doanh nghiệp với nhau. Qua đó, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, đòi hỏi Nhà nước phải quy định thống nhất việc tính giá các loại tài sản trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đồng thời phải có biện pháp kiểm tra thích hợp nhằm khắc phục và loại trừ các hiện tượng tính giá không đúng, bảo đảm được tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chỉ tiêu do hạch toán kế toán cung cấp. b. Nguyên tắc của phương pháp tính giá Để thực hiện tốt các yêu cầu tính giá, ngoài việc đòi hỏi người làm kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy định tính giá, kế toán còn phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau: Nguyên tắc 1. Xác định đối tượng tính giá phù hợp. Nhìn chung, đối tượng tính giá phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ. Đối tượng đó có thể là từng loại vật tư, hàng hoá, tài sản mua vào; từng loại sản phẩm, dịch vụ thực hiện…. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, đối tượng tính giá có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại. Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng tính giá phải dựa vào đặc điểm vật tư, hàng hoá, sản phẩm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nguyên lý kế toán Nguyên lý kế toán Phương pháp tổng hợp cân đối Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán Hình thức sổ kế toán Tổ chức công tác kế toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 268 12 0
-
Giáo trình Tổ chức công tác kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên (chủ biên)
96 trang 217 0 0 -
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán part 4
50 trang 213 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý kế toán (Lê Thị Minh Châu) - Chuyên đề 1 Tổng quan về kế toán
11 trang 136 0 0 -
Lý thuyết và hệ thống bài tập Nguyên lý kế toán (Tái bản lần thứ 8): Phần 1 - PGS.TS. Võ Văn Nhị
115 trang 136 2 0 -
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán: Phần 2 - PGS.TS Nguyễn Thị Đông
184 trang 134 0 0 -
Vận dụng các kiến thức của môn triết học trong môn nguyên lý kế toán, kiểm toán căn bản
9 trang 112 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phương pháp tài khoản - Lương Xuân Minh
16 trang 110 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - NXB Kinh tế
160 trang 97 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán doanh nghiệp
41 trang 87 0 0