Danh mục

Bài giảng Nguyên lý quản lý dịch vụ công - TS. Nguyễn Hồng Sơn

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.67 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nguyên lý quản lý dịch vụ công gồm các nội dung sau: Khái niệm, phạm vi, đặc trưng và phân loại dịch vụ công; Vai trò, nội dung, nguyên tắc và công cụ của Quản lý nhà nước trong quản lý dịch vụ công; Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý quản lý dịch vụ công - TS. Nguyễn Hồng Sơn NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG Ts. Nguyễn Hồng Sơn Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế NỘI DUNG  Khái niệm, phạm vi, đặc trưng và phân loại dịch vụ công  Vai trò, nội dung, nguyên tắc và công cụ của Quản lý nhà nước trong quản lý dịch vụ công  Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam Phần 1 KHÁI NIỆM, PHẠM VI, ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN LOẠI DỊCH VỤ CÔNG DỊCH VỤ LÀ GÌ? Nghĩa Hán - Việt: dịch (làm, biến đổi, chuyển dời); vụ (chuyên, vụ việc, phục vụ) => công việc mang tính chuyên môn phục vụ cho con người, cho xã hội. Từ điển Bách khoa Việt Nam: dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người. Từ điển Kinh tế học hiện đại: dịch vụ là các chức năng hoặc nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó, tạo ra giá cả hình thành nên một thị trường thích hợp. Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội KHÁI NIỆM DỊCH VỤ CÔNG Dịch vụ công (public service) “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm” Theo từ điển Petit Larousse “Dịch vụ công là các dịch vụ như giao thông hoặc chăm sóc sức khỏe do nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân dân nói chung” Theo từ điển Oxford KHÁI NIỆM DỊCH VỤ CÔNG “Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.” KHÁI NIỆM DỊCH VỤ CÔNG “Công”: - Nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội và cộng đồng - Là hoạt động của các cơ quan nhà nước (Khi Nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ CÔNG Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia.  Tại Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế - xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa…).  Pháp và Italia: dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ CÔNG  Tại Việt Nam, khái niệm dịch vụ lần đầu tiên được NQ Hội nghị TW 7, Khóa VIII (1999) ghi nhận sự cần thiết của nó  Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khái niệm này đã chiếm lĩnh tư duy của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.  Quốc hội Khóa X đã thống nhất sử dụng khái niệm dịch vụ trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức, hoạt động của Chính phủ và hệ thống HCNN khi thông qua luật Tổ chức Chính phủ (2001), và ở các Văn kiện Đại hội Đảng Khóa IX, Đại hội X (2006), Đại hội Đảng XI (2011). PHẠM VI CỦA DỊCH VỤ CÔNG Theo nghĩa rộng  Dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng  Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ gồm: từ ban hành chính sách, pháp luật, quốc phòng, an ninh, tòa án… đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.  Theo cách hiểu này dịch vụ công là tất cả những gì do Nhà nước làm để phục vụ nhân dân. PHẠM VI CỦA DỊCH VỤ CÔNG Theo nghĩa hẹp Dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Nhà nước can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng  Dịch vụ công ích: phục vụ cho cả cộng đồng: cầu đường, đê điều, giao thông công cộng, Vệ sinh môi trường, phòng và chữa bệnh, dạy học, phòng cháy chưa cháy, giải trí công cộng…  Dịch vụ sinh hoạt công cộng: đáp ứng nhu cầu hàng ngày của dân như điện, nước, điện thoại…  Dịch vụ xã hội: phục vụ với mục đích nhân đạo như nuôi dạy trẻ mồ côi, hỗ trợ người già cô đơn, người khuyết tật, cứu trợ thiên tai… PHẠM VI CỦA DỊCH VỤ CÔNG Hành chính công quyền Khu vực Hành chính Dịch vụ hành Dịch vụ công chính công (Public Services) nghĩa rộng Dịch vụ công (thông dụng Dịch vụ công nghĩa hẹp quốc tế) cộng (thông dụng ở Khu vực Việt Nam) Sự nghiệp Dịch vụ công ích (Public Utilities) Hình 1: Nội hàm khái niệm và phạm vi của dịch vụ công ĐẶC TRƯNG CỦA DỊCH VỤ CÔNG Về mặt khoa học Dịch vụ công gắn liền với phạm trù hàng hóa công cộng (Public Goods), với 3 thuộc tính:  Khi được hình thành thì khó loại trừ ai trong việc sử dụng nó - Tính không loại trừ (Non-Excludable)  Việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác -Tính không cạnh tranh (Non Rival)  Tính không thể chối từ được, nghĩa là một người không thể từ chối tiêu dùng một hàng hóa công cộng ngay cả khi người đó không muốn như vậy. ĐẶC TRƯNG CỦA DỊCH VỤ CÔNG Về mặt hành chính  Là hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chun ...

Tài liệu được xem nhiều: