Danh mục

Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công (Chương trình Cao học)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.69 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: dịch vụ công và cung ứng dịch vụ công; quản lý cung ứng dịch vụ hành chính công; quản lý cung ứng dịch vụ sự nghiệp công;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý công - Chương 4: Quản lý cung ứng dịch vụ công (Chương trình Cao học) CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG DỊCH VỤ CÔNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG NỘI QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG DUNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG 4.1. DỊCH VỤ CÔNG VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG Khái niệm về dịch vụ công  Dịch vụ công (DVC):  Những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của XH và người dân;  Vì lợi ích chung của cộng đồng, của XH;  Do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.  Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia Phân loại dịch vụ công  Xét theo tính chất của dịch vụ công, chia thành:  Dịch vụ công mang tính thiết chế (cảnh sát, quân đội, hộ tịch…),  Dịch vụ công mang tính XH (giáo dục, y tế, cứu trợ…),  Dịch vụ công mang tính kinh tế kỹ thuật (giao thông, viễn thông, năng lượng…). Phân loại dịch vụ công  Xét theo mục đích sử dụng của dịch vụ công, chia thành:  Dịch vụ hành chính công: hoạt động của cơ quan nhà nước để giải quyết các công việc của các tổ chức và công dân theo thẩm quyền hành chính – pháp lý được giao.  Dịch vụ sự nghiệp công: các hoạt động phục vụ nhu cầu cơ bản để phát triển con người về vật chất và tinh thần.  Dịch vụ công ích: các dịch vụ cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân. Đặc điểm của dịch vụ công  DVC phục vụ lợi ích cộng đồng và nhu cầu của mọi công dân nhằm đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.  DVC có thể được cung cấp trực tiếp bởi Nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức hoặc cá nhân.  Việc cung cấp dịch vụ công không hoàn toàn theo cơ chế thị trường.  Dịch vụ công mang lại ngoại ứng tích cực.  Hầu hết các dịch vụ công không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ. Mô hình cung ứng dịch vụ công 1) Mô hình “Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC”. 2) Mô hình “Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC”. 3) Mô hình “Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài chính và cung ứng HH-DVC”. 4) Mô hình “lấp chỗ trống”. Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC  Nhà nước đóng vai trò tuyệt đối trong việc tổ chức cung ứng HH- DVC:  Xây dựng các kế hoạch, cân đối việc sản xuất,  Nguồn vốn NSNN tài trợ.  Chỉ định các DNNN tổ chức cung ứng. Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung ứng HH-DVC  Ưu điểm:  Hoàn thành các kế hoạch, chỉ đạo đã được Nhà nước xây dựng chi tiết trước đó  Đảm bảo mọi điều kiện cần thiết cho các hoạt động XH.  Hạn chế:  Gia tăng áp lực vốn đối với NSNN  Quá tải của Nhà nước trong việc cung ứng tất cả các HH-DVC  Chất lượng của các HH-DVC không được đảm bảo. Mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC • Tư nhân đầu tư và tổ chức cung ứng HH-DVC. Nhà nước đóng vai trò điều tiết đảm bảo các doanh nghiệp khu vực này có thể bù đắp chi phí sản xuất hoặc có lãi khi tham gia hoạt động này.  Thuế suất  Các chính sách ưu đãi, khuyến khích hay trợ giá  Đặt hàng tư nhân. Mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC • Ưu điểm:  Tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân  Cải thiện đáng kể chất lượng của các HH-DVC  Gia tăng hiệu quả sản xuất. • Hạn chế:  Nhiều lĩnh vực tư nhân không làm.  Rủi ro. Mô hình nhà nước và tư nhân liên kết cung ứng tài chính và tổ chức cung ứng HH-DVC  Nhà nước và khu vực tư nhân sẽ cùng hợp tác đầu tư và sản xuất cung ứng HH-DVC.  3 hình thức hợp tác:  Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ chức cung ứng HH-DVC  Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung ứng HH- DVC  Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư vốn và cùng cung ứng HH-DVC Mô hình lấp chỗ trống  Hoạt động cung ứng DVC được thực hiện trên nguyên tắc, cái gì XH làm được thì “Nhà nước sẽ chuyển giao”. Nhà nước chỉ đảm nhận cung ứng các DVC cốt lõi mà không thể thay thế được.  Nhà nước cung ứng dịch vụ công cốt lõi  Tư nhân cung cấp dịch vụ công mở rộng Quản lý cung ứng dịch vụ công  Khái niệm: Là các hoạt động của Nhà nước để thiết lập môi trường thể chế cho cung cấp dịch vụ công dựa trên các nhu cầu khách quan của xã hội nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của nhà nước, tạo nền tảng cho cung cấp dịch vụ công có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu của nhà nước.  Mục tiêu: bảo đảm sự công bằng, tính hiệu quả cũng như kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nội dung quản lý cung ứng dịch vụ công  Tạo lập cơ sở pháp lý, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công  Quy định tiêu chuẩn, định mức, chất lượng, giá, phí… của dịch vụ công  Phân định đối tượng cung cấp dịch vụ công.  Xác định đối tượng chính sách xã hội thụ hưởng dịch vụ công để đảm bảo công bằng.  Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công 4.2. QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG  Dịch vụ hành chính công: những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.  Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Các loại dịch vụ hành chính công  Các hoạt động cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề.  Hoạt động cấp đăng ký và giấy chứng nhận.  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: