Danh mục

Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 1

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.47 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên - kỹ thuật.Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 1 Giới thiệu môn học NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ GV:Huỳnh Huy Hạnh Chương trình môn học 45 tiết lý thuyết + 90 tiết tự học Chương 1 : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Chương 2 : QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ Chương 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ Chương 4: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KTẾ - XÃ HỘI Chương trình môn học 45 tiết lý thuyết + 90 tiết tự học Chương 5: DÃY SỐ THỜI GIAN Chương 6: CHỈ SỐ Chương 7: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Tài liệu học tập và tham khảo:  Sách, giáo trình chính Tập thể giảng viên Khoa Tài Chính Kế toán, Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, Lưu hành nội bộ, 2007.  Tài liệu tham khảo - Trần Bá Nhẫn, Bài Giảng Và Bài Tập Lý Thuyết Thống Kê, Khoa Thống Kê - Toán Kinh Tế Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM. - Trần Bá Nhẫn - Hà Văn Sơn, Bài Tập Lý Thuyết Thống Kê, Khoa Thống Kê - Toán Kinh Tế Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM. CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Why? 1.1.1/ Nhà thống kê học làm gì? - Quan sát, thu thập và xử lý số liệu - Điều tra chọn mẫu, toàn bộ - Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng Tìm hiểu bản chất, tính qui Dự đoán luật của các hiện Ra quyết định, … tượng. CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1.2/ Đối tượng nghiên cứu: Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên - kỹ thuật. Tuy nhiên: -Các hiện tượng kinh tế - xã hội và các hiện tượng tự nhiên - kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. -Mọi hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. -Thông qua phương pháp xử lý thích hợp trên mặt lượng số lớn các hiện tượng cá biệt - Các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC  Trong nghiên cứu kinh tế xã hội, thống kê học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của những hiện tượng như:  Các hiện tượng về dân số (số lượng, cơ cấu, phân bố, biến động dân số…).  Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm (vật chất và dịch vụ).  Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa… của dân cư (mức sống vật chất, trình độ học vấn, mức độ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xã hội…).  Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội (cơ cấu các cơ quan quyền lực nhà nước: số lượng, cơ cấu thành viên và tình hình sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức quần chúng…).  Các hiện tượng về của cải, về nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên của đất nước. CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Vai trò của thống kê  Là công cụ nhận thức các quá trình, hiện tượng kinh tế xã hội  Là công cụ quan trọng trợ giúp cho việc ra quyết định.  Là công cụ quan trọng của nhiều lĩnh vực, môn học ( y học, nghiên cứu thị trường,, QTKD, Marketing, ..) CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.2/QUY LUẬT SỐ LỚN VÀ TÍNH QUY LUẬT THỐNG KÊ 1.2.1/ Quy luật số lớn Quy luật số lớn là một quy luật của lý thuyết xác suất, nội dung của quy luật này là tổng hợp sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính tất nhiên của hiện tượng sẽ được bộc lộ rõ rệt, qua đó sẽ nói lên được bản chất của hiện tượng. Như vậy, quy luật số lớn không giải thích được bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội mà lượng hóa các quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội để tìm ra bản chất của hiện tượng. CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.2.2/ Tính quy luật thống kê Hiện tượng kinh tế xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường là hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh, một tập hợp nhiều yếu tố kết hợp với nhau và lấy cả thổng thể đó làm đối tượng nghiên cứu. Nói thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn không có nghĩa là nó tuyệt đối không nghiên cứu hiện tượng cá biệt Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua tính quy luật thống kê 1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 1.3.1/ Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê Tổng thể thống kê (gọi tắt là tổng thể) là hiện tượng số lớn, bao gồm các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào đó. - Dựa vào biểu hiện của đơn vị tổng thể: + Tổng thể bộc lộ + Tổng thể tiềm ẩn - Dựa vào tính chất cơ bản của các đơn vị có liên quan đến mục đích nghiên cứu: + Tổng thể đồng chất + Tổng thể không đồng chất 1.3 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê - Dựa vào số đơn vị có trong tổng thể + Tổng thể chung + Tổng thể bộ phận 1.3.2/ Tiêu thức thống kê Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể có nhiều đặc điểm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, một số đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn và tiến hành điều tra thu thập các thông tin theo chúng. Các đặc điểm này gọi là tiêu thức (hay tiêu chí) thống kê. Vậy tiêu thức thống kê là khái niệm chỉ đặ ...

Tài liệu được xem nhiều: