Danh mục

Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 2

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.85 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 2 Quá trình nghiên cứu thống kê nêu ra hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiện tượng liên quan từ đó nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế (Huỳnh Huy Hạnh) - Chương 2 NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ Chương 2:Qúa trình nghiên cứu thống kê Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê2.1/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Công việc này phải dựa trên ba căn cứ để xác định là: - Tình hình thực tiễn. - Khả năng về tài chính, nhân lực, thời gian. - Yêu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý. Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêuHiện tượng thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng những khái niệm cơ bản, trong đó phản ảnh những đặc điểm chủ yếu nhất của hiện tượng.Các khái niệm này khi biểu hiện trên từng đơn vị chính là các tiêu thức thống kê.2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêuTừ các thông tin theo các tiêu thức đơn giản, sau khi tổng hợp ta có ngay các chỉ tiêu thống kê và ta có thể mô tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Từ tiêu thức giới tính có thể mô tả trực tiếp tổng số dân, số nam giới, số nữ giới.Đối với các tiêu thức trừu tượng và tổng hợp thì phải qua các bước cụ thể hóa dần dần ta mới có thể lấy được thông tin và tổng hợp thành chỉ tiêu. Tức là phải dùng nhiều khái niệm cụ thể để hiểu khái niệm trừu tượng và tổng hợp. Ví dụ: Trình độ thành thạo của người lao động, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch… là những khái niệm rất trừu tượng và tổng hợp, để nghiên cứu được bằng số ta phải cụ thể hóa dần thành những khái niệm đơn giản, cụ thể.2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu có mối liên hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiện tượng liên quan từ đó nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu có thể xây dựng cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh, từng ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân.2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNGKÊ2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu Để phản ảnh đầy đủ và chính xác chúng cần phải có một hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng theo các nguyên tắc sau: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt nào đó của đối tượng.2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng nghiên cứu: Hợp lý, không thừa, không thiếu, không trùng lặp, đủ phản ảnh những yêu cầu nghiên cứu, phù hợp với khả năng thu thập thông tin. Hiện tượng nghiên cứu càng phức tạp thì số lượng chỉ tiêu trong hệ thống càng nhiều hơn so với hiện tượng đơn giản và ngược lại. Hiện tượng thuộc dạng ý thức thường dùng nhiều chỉ tiêu để biểu hiện hơn là hiện tượng thuộc dạng vật chất. - Phải bảo đảm tiết kiệm nhân lực và chi phí cho việc nghiên cứu hiện tượng, nằm trong khả năng nhân lực cho phép.2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNGKÊ2.2.3/ Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Một hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan, trong khuôn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận của thống kê và các chỉ tiêu phản ảnh các nhân tố để phản ảnh một cách đầy đủ tổng thể nghiên cứu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại.2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Sau khi đã xác định được hệ thống chỉ tiêu thống kê, cần phải tổ chức thu thập thông tin (số liệu) trên từng đơn vị tổng thể để từ đó tổng hợp, tính toán trị số của những chỉ tiêu đó, tức là phải tiến hành điều tra thống kê. Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập các tài liệu ban đầu cần thiết dùng làm tài liệu căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích thống kê2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. - Chính xác trong điều tra thống kê có nghĩa là tài liệu kiểm tra phải phản ảnh trung thực tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. - Kịp thời trong điều tra thống kê có nghĩa là phải nhạy bén với tình hình thực tế, thu thập và cung cấp thông tin đúng lúc. Các hiện tượng kin ...

Tài liệu được xem nhiều: