Thông tin tài liệu:
Tập bài giảng Nguyên lý – Chi tiết máy 1 được biên soạn gồm hai phần: Phần 1 Nguyên lý máy: Nghiên cứu vấn đề chuyển động và điều khiển chuyển động của cơ cấu và máy. Ba vấn đề chung của các loại cơ cấu và máy mà phần Nguyên lý máy nghiên cứu là vấn đề về cấu trúc, động học và động lực học, được nghiên cứu dưới dạng: bài toán phân tích và bài toán tổng hợp; Phần 2 Chi tiết máy: Nghiên cứu các liên kết cố định được sử dụng do sự cần thiết đơn giản hóa việc chế tạo, giảm nhẹ lắp ráp, sửa chữa, vận chuyển...Trong Chế tạo máy các liên kết cố định được gọi là các mối ghép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý và Chi tiết máy 1 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định LỜI MỞ ĐẦU Nguyên lý máy và chi tiết máy là hai trong những môn học nền tảng được giảngdạy trong các trường Đại học, cao đẳng kỹ thuật. Nó không những là cơ sở cho hàngloạt các môn chuyên ngành cơ khí mà còn xây dựng tiềm lực tư duy khoa học cho cáckỹ sư và cán bộ khoa học tương lai. Ngày nay, để đáp ứng những đòi hỏi mới về chất lượng đào tạo đạt chuẩn trongkhu vực đặc biệt về đào tạo giáo viên dạy nghề (RAVTE). Trường ĐHSPKT NamĐịnh đang chỉ đạo tiến hành cải cách một cách sâu rộng việc giảng dạy, học tập theoquy trình đào tạo mới (hệ thống tín chỉ), trong đó học phần Nguyên lý – Chi tiết máy 1được đưa vào giảng dạy cho sinh viên học các chuyên ngành cơ khí, sau khi đã họcxong các môn học cơ bản, Hình họa – vẽ kỹ thuật, Dung sai – đo lường, Cơ học 1, Vậtliệu kỹ thuật 1... Tập bài giảng Nguyên lý – Chi tiết máy 1 biên soạn với khối lượng 2 tín chỉgồm hai phần: Nguyên lý máy và chi tiết máy. Phần A. Nguyên lý máy: Nghiên cứu vấn đề chuyển động và điều khiển chuyểnđộng của cơ cấu và máy. Ba vấn đề chung của các loại cơ cấu và máy mà phầnNguyên lý máy nghiên cứu là vấn đề về cấu trúc, động học và động lực học, đượcnghiên cứu dưới dạng: bài toán phân tích và bài toán tổng hợp Phần B. Chi tiết máy: Nghiên cứu các liên kết cố định được sử dụng do sự cầnthiết đơn giản hóa việc chế tạo, giảm nhẹ lắp ráp, sửa chữa, vận chuyển...Trong Chếtạo máy các liên kết cố định được gọi là các mối ghép. Tập bài giảng Nguyên lý – Chi tiết máy 1 là tài liệu chính phục vụ chocông tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên đại học, cao đẳng ngành Cơkhí trong trường ĐHSPKT Nam Định. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã cố gắng sử dụng những hiểu biết vàkinh nghiệm cũng như thực tế Việt Nam tích lũy được trong hàng chục năm công tácgiảng dạy và thực tiễn, đồng thời tham khảo chương trình giảng dạy cũng như các sáchgiáo khoa về Nguyên lý máy và chi tiết máy ở các trường đại học xuất bản trongnhững năm gần đây. Nhằm ngày càng hoàn thiện nội dung tập bài giảng Nguyên lý – Chi tiết máy 1chúng tôi mong nhận được nhiều góp ý của độc giả, xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Kỹthuật cơ sở, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. NHÓM TÁC GIẢ 1 MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1MỤC LỤC ................................................................................................................... 2PHẦN A ...................................................................................................................... 6CHƢƠNG1. CẤU TRÚC CƠ CẤU ............................................................................. 51.1. Khái niệm và định nghĩa ....................................................................................... 5 1.1.1. Khâu và chi tiết máy ....................................................................................... 5 1.1.2. Nối động, thành phần khớp động và khớp động .............................................. 6 1.1.3. Các loại khớp động và lược đồ khớp ............................................................... 8 1.1.4. Kích thước động của khâu và lược đồ khâu................................................... 12 1.1.5. Chuỗi động và cơ cấu ................................................................................... 121.2. Bậc tự do của cơ cấu phẳng................................................................................. 15 1.2.1 Khái niệm bậc tự do của cơ cấu ..................................................................... 15 1.2.2. Công thức tính bậc tự do của cơ cấu ............................................................. 16 1.2.2. Công thức tính bậc tự do của cơ cấu phẳng ................................................... 17 1.2.3. Khâu dẫn – Khâu bị dẫn – Khâu phát động ................................................... 201.3. Xếp hạng cơ cấu phẳng ....................................................................................... 21 1.3.1. Nhóm Atxua – Hạng của nhóm ..................................................................... 21 1.3.2. Hạng của cơ cấu............................................................................................ 23BÀI TẬP CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 24CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 ............................................................................... 27CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU PHẲNG ..................................... 282.1. Bài toán vị trí (chuyển vị) và quỹ đạo ................................... ...