Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Số trang: 105
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.92 MB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhi khoa 3 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Bài giảng Nhi khoa 3 được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em; tồn tại ống động mạch; thông liên nhĩ; thông liên thất; hẹp động mạch phổi; tứ chứng fallot; suy tim ở trẻ em; viêm khớp dạng thấp thiếu niên; bệnh kawasaki;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng NHI KHOA III Biên soạn: ThS. BS. Lý Việt Phúc BS.CKI. Trang Kim Phụng Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng NHI KHOA III Biên soạn: ThS. BS. Lý Việt Phúc BS.CKI. Trang Kim Phụng Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------ Nhi khoa III là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng I tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Nhi khoa III giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực nhi khoa về Tim mạch, khớp và huyết học ở trẻ em, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 14 chương giới thiệu sơ lược về đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em, các bệnh lý về tim bẩm sinh, suy tim, bệnh lý với Khớp và huyết học thường gặp ở trẻ em. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Nhi khoa III được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Biên soạn ThS. BS. Lý Việt Phúc CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Phân biệt và giải thích sự khác nhau về cấu trúc giải phẫu và sinh lý của hệ tuần hoàn ở ba giai đoạn: bào thai, chuyển tiếp và sơ sinh. 2. Mô tả đặc điểm giải phẫu của tim trẻ em. 3. Phân tích các chỉ số huyết động cơ bản ở trẻ em. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em trong thăm khám hệ tim mạch trẻ. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Phạm Thị Minh Hồng. 2020. Nhi khoa, tập I. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Minh Phúc. 2020. Nhi khoa, tập II. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Hùng. 2020. Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tập 1, tập 2 (Bệnh viện nhi đồng 1). Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Kliegman. 2016. Nelson Textbook of Pediatrics, volume 1, volume 2, 20th edition, Elsevier, Philadelphia 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Tuần hoàn bào thai Ba cấu trúc tim mạch quan trọng trong giai đoạn bào thai là: ống tĩnh mạch, lỗ bầu dục và ống động mạch. Đặc điểm sinh lý trong giai đoạn này là tuần hoàn song song: - Phần lớn máu từ nhĩ phải qua lỗ bầu dục sang nhĩ trái: vì nhau thai trao đổi khí không hiệu quả như phổi nên áp suất của oxy (PO2) ở tĩnh mạch rốn chỉ Giáo trình môn học: Nhi khoa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 1 Thành phố Hồ Chí Minh (2020) Chủ biên: Vũ Minh Phúc khoảng 30-35 mmHg (đây là mức oxy cao nhất được cung cấp trong giai đoạn bào thai). Từ nhau thai, khoảng 50% máu từ tĩnh mạch rốn đi vào gan, 50% còn lại theo ống tĩnh mạch về tĩnh mạch chủ dưới về nhĩ phải, nhờ van Eustachian hướng phần lớn dòng máu qua lỗ bầu dục vào nhĩ trái. Máu từ nhĩ trái qua van hai lá để vào thất trái, rồi được tim bơm qua van động mạch chủ. Hầu hết máu từ động mạch chủ lên được đổ trực tiếp vào não và hai chi trên (chiếm 73% cung lượng động mạch chủ); trong khi đó, phần còn lại (27% cung lượng động mạch chủ) sẽ vào động mạch chủ xuống. Phần lớn lượng máu sau khi cung cấp cho các cơ quan và cơ ở phần dưới cơ thể sẽ theo tĩnh mạch chủ dưới để trở về tim, trong khi đó, một phần nhỏ theo động mạch rốn trở về nhau. Lượng máu chưa được oxy hóa sau khi trở về tĩnh mạch chủ dưới sẽ đến nhĩ phải, chỉ một ít xuống thất phải, v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng NHI KHOA III Biên soạn: ThS. BS. Lý Việt Phúc BS.CKI. Trang Kim Phụng Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng NHI KHOA III Biên soạn: ThS. BS. Lý Việt Phúc BS.CKI. Trang Kim Phụng Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------ Nhi khoa III là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng I tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Nhi khoa III giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực nhi khoa về Tim mạch, khớp và huyết học ở trẻ em, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 14 chương giới thiệu sơ lược về đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em, các bệnh lý về tim bẩm sinh, suy tim, bệnh lý với Khớp và huyết học thường gặp ở trẻ em. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Nhi khoa III được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Biên soạn ThS. BS. Lý Việt Phúc CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Phân biệt và giải thích sự khác nhau về cấu trúc giải phẫu và sinh lý của hệ tuần hoàn ở ba giai đoạn: bào thai, chuyển tiếp và sơ sinh. 2. Mô tả đặc điểm giải phẫu của tim trẻ em. 3. Phân tích các chỉ số huyết động cơ bản ở trẻ em. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em trong thăm khám hệ tim mạch trẻ. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Phạm Thị Minh Hồng. 2020. Nhi khoa, tập I. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Minh Phúc. 2020. Nhi khoa, tập II. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Hùng. 2020. Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tập 1, tập 2 (Bệnh viện nhi đồng 1). Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Kliegman. 2016. Nelson Textbook of Pediatrics, volume 1, volume 2, 20th edition, Elsevier, Philadelphia 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Tuần hoàn bào thai Ba cấu trúc tim mạch quan trọng trong giai đoạn bào thai là: ống tĩnh mạch, lỗ bầu dục và ống động mạch. Đặc điểm sinh lý trong giai đoạn này là tuần hoàn song song: - Phần lớn máu từ nhĩ phải qua lỗ bầu dục sang nhĩ trái: vì nhau thai trao đổi khí không hiệu quả như phổi nên áp suất của oxy (PO2) ở tĩnh mạch rốn chỉ Giáo trình môn học: Nhi khoa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 1 Thành phố Hồ Chí Minh (2020) Chủ biên: Vũ Minh Phúc khoảng 30-35 mmHg (đây là mức oxy cao nhất được cung cấp trong giai đoạn bào thai). Từ nhau thai, khoảng 50% máu từ tĩnh mạch rốn đi vào gan, 50% còn lại theo ống tĩnh mạch về tĩnh mạch chủ dưới về nhĩ phải, nhờ van Eustachian hướng phần lớn dòng máu qua lỗ bầu dục vào nhĩ trái. Máu từ nhĩ trái qua van hai lá để vào thất trái, rồi được tim bơm qua van động mạch chủ. Hầu hết máu từ động mạch chủ lên được đổ trực tiếp vào não và hai chi trên (chiếm 73% cung lượng động mạch chủ); trong khi đó, phần còn lại (27% cung lượng động mạch chủ) sẽ vào động mạch chủ xuống. Phần lớn lượng máu sau khi cung cấp cho các cơ quan và cơ ở phần dưới cơ thể sẽ theo tĩnh mạch chủ dưới để trở về tim, trong khi đó, một phần nhỏ theo động mạch rốn trở về nhau. Lượng máu chưa được oxy hóa sau khi trở về tĩnh mạch chủ dưới sẽ đến nhĩ phải, chỉ một ít xuống thất phải, v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nhi khoa Bài giảng Nhi khoa 3 Bệnh học nhi khoa Hệ tuần hoàn trẻ em Hẹp động mạch phổi Tứ chứng fallot Suy tim ở trẻ em Viêm khớp dạng thấp thiếu niênGợi ý tài liệu liên quan:
-
TÀI LIỆU THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
0 trang 64 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 1 (Chương trình đại học)
256 trang 53 0 0 -
5 trang 46 0 0
-
5 trang 38 0 0
-
Cách phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1
73 trang 36 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 1): Phần 1
269 trang 32 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 2): Phần 2 (Chương trình đại học)
268 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 2 (Chương trình đại học)
272 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
145 trang 28 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 1) - nxb y học
187 trang 28 0 0