Bài giảng Nhi khoa 4 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực nhi khoa, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: nhiễm khuẩn sơ sinh; vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh; suy hô hấp trẻ em; ong đốt; rắn cắn; ngạt nước trẻ em; chuyển viện an toàn cho bệnh nhi;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
CHƯƠNG VII
NHIỄM KHUẨN SƠ SINH
7.1. Thông tin chung
7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học
Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Nhiễm khuẩn sơ sinh.
7.1.2. Mục tiêu học tập
1. Trình bày một số định nghĩa và dịch tễ học của nhiễm khuẩn sơ sinh.
2. Trình bày bốn lý do làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh.
3. Liệt kê các tác nhân gây bệnh thường gặp trong nhiễm khuẩn sơ sinh.
4. Trình bày các dạng lâm sàng và triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn
sơ sinh.
5. Phân tích các cận lâm sàng trong nhiễm khuẩn sơ sinh.
6. Trình bày chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh.
7. Trình bày các chiến lược cụ thể trong điều trị và phòng ngừa nhiễm
khuẩn sơ sinh.
7.1.3. Chuẩn đầu ra
Áp dụng kiến thức về Nhiễm khuẩn sơ sinh trong tiếp cận chẩn đoán, điều
trị và phòng bệnh.
7.1.4. Tài liệu giảng dạy
7.1.4.1 Giáo trình
1. Phạm Thị Minh Hồng (2020). Nhi khoa, tập I. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Vũ Minh Phúc (2020). Nhi khoa, tập II. Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
7.1.4.2 Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Hùng (2020). Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tập 1, tập 2
(Bệnh viện nhi đồng 1). Nhà xuất bản Y học Hà Nội
2. Kliegman (2016). Nelson Textbook of Pediatrics, volume 1, volume 2,
20th edition, Elsevier, Philadelphia
7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập
Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học,
tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày
các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo.
Giáo trình môn học: Nhi khoa, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 114
Thành phố Hồ Chí Minh (2020)
Chủ biên: Phạm Thị Minh Hồng, Vũ Minh Phúc
7.2. Nội dung chính
7.2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng sơ sinh là hội chứng nhiễm khuẩn xảy ra từ lúc mới sinh đến 28
ngày tuổi. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, mầm bệnh có thể lây nhiễm qua trẻ và gây
bệnh từ trước, trong cuộc sinh hay sau khi sinh. Bài này sẽ không đề cập đến các bệnh
cảnh nhiễm khuẩn bào thai, là bệnh cảnh nhiễm khuẩn xảy ra trong bào thai do các tác
nhân siêu vi, vi trùng, ký sinh trùng.
Nhiễm trùng huyết sơ sinh là bệnh cảnh nhiễm khuẩn toàn thân và xác định bằng
phân lập vi trùng trên cấy máu.
7.2.2. DỊCH TỄ HỌC
Tỉ lệ mới mắc của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm dao động từ 1-5/1.000 trẻ sơ sinh
sống (theo CDC 2007, 2009), tỉ lệ này có xu hướng thấp 0,31/1.000 trẻ sơ sinh sống từ
năm 2000-2003, sau đó tăng 0,31-0,4/1.000 trẻ sơ sinh sống từ năm 2003-2006 (theo
CDC 2009). Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh khởi phát sớm là 0,98/1.000
trẻ sinh sống, tỉ lệ này là 1,38 ở trẻ 1.500-2.500 g và tăng cao 10,96 ở trẻ < 1.500 g.
Cũng theo CDC 2009, nhiễm khuẩn sơ sinh muộn do Streptococcus nhóm B (GBS) có
tỉ lệ mới mắc là 0,3/1.000 trẻ sơ sinh sống từ năm 2000-2006.
Tỉ lệ tử vong là 13-25%, tăng cao ở trẻ non tháng và các trường hợp khởi phát
sớm (30-54%).
Nam dễ mắc bệnh hơn nữ.
7.2.3. LÝ DO TĂNG NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN SƠ SINH
7.2.3.1. Sức đề kháng kém
Miễn dịch thể dịch chưa được phát triển đầy đủ. IgM xuất hiện vào tuần 10,
IgG vào tuần 12, IgA vào tuần 30 nhưng rất ít.
IgG qua được nhau nên lúc sinh, trẻ mang theo IgG của mẹ chỉ có khả năng
chống lại một số vi trùng Gram dương sinh mủ có vó bọc nhưng không chống được vi
trùng Gram âm đường ruột. Lượng IgG từ mẹ sẽ tăng dần từ tháng thứ 3 trước khi
sinh, cao nhất lúc sinh và giảm gần như hết vào tháng thứ 6 sau sinh. Do đó, trẻ sơ
sinh nhiễm vi trùng Gram âm thường có tiên lượng xấu. Nồng độ IgG con khoảng 30-
40% lúc 6 tháng tuổi.
IgM chống được vi trùng Gram âm đường ruột và một số siêu vi. Khi mới sinh,
nồng độ IgM < 20% so với của người lớn. IgA chủ yếu được tạo từ niêm mạc hô hấp
và tiêu hóa, chỉ khoảng 10% lưu thông trong máu. IgM và IgA đều có trọng lượng
phân tử cao, không qua được nhau nên nếu nồng độ cao trong máu trẻ cũng là bằng
chứng có nhiễm khuẩn giai đoạn trước sinh.
Miễn dịch tế bào cũng như khả năng thực bào còn yếu. Có từ tháng thứ 2 của
thai kỳ, nhưng khả năng diệt khuẩn trực tiếp rất kém, chỉ hoàn chỉnh từ 2 tuổi.
Giáo trình môn học: Nhi khoa, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 115
Thành phố Hồ Chí Minh (2020)
Chủ biên: Phạm Thị Minh Hồng, Vũ Minh Phúc
Tổng hợp bổ thể có từ tháng thứ 2 của thai kỳ nhưng ít, đạt 50-60% so với
người lớn lúc 6 tháng tuổi.
7.2.3.2. Da và niêm mạc dễ bị tổn thương
Da mỏng, dễ bị xây xát nên vi trùng dễ xâm nhập. Hút nhớt, đặt ống thông nuôi
ăn, nội khí quản và tiêm tĩnh mạch không tuân thủ nguyên tắc vô trùng đều có thể là
đường vào của vi khuẩn.
7.2.3.3. Sự quá tải c ...