Danh mục

Bài giảng Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.CGD

Số trang: 19      Loại file: ppt      Dung lượng: 210.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.CGD bao gồm những nội dung về các mẫu bài của chương trình TV1.CGD; khái niệm nguyên âm, phụ âm và bán nguyên âm; luật chính tả cùng một số nội dung khác. Mời các bạn tham khảo bài giảng để nâng cao kiến thức về lĩnh vực này.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.CGD NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý  KHI DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT   LỚP 1.CGD I. Các mẫu bài của chương trình TV1. CGD BÀI MẪU BÀI 0:TIẾT HỌC CHUẨN BỊ Mẫu 0: Tiết học chuẩn bị BÀI 1: TIẾNG Mẫu 1: Tách lời thành tiếng Mẫu 2: Tách tiếng thành 2 phần BÀI 2: ÂM Mẫu 3: Nguyên âm – Phụ âm BÀI 3: VẦN Mẫu 4: Vần Kiểu vần chỉ có âm chính BA Kiểu vần có âm đệm và âm chính OA Kiểu vần có âm chính và âm cuối AN Kiểu vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối OAN BÀI 4: NGUYÊN ÂM ĐÔI Mẫu 5: Nguyên âm đôi * LUYỆN TẬP TỔNG HỢP Mẫu 6: Luyện tập tổng hợp II. Khái niệm nguyên âm, phụ âm và bán nguyên âm: - Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài. - Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài. - Bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. (VD: hoa, lau,vịt, bay) - Trong Tiếng Việt có 14 nguyên âm làm âm chính. Trong đó có: 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Có 23 phụ âm đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt. - Tiếng Việt có: 10 âm làm âm cuối. - Trong đó: + 8 phụ âm (n, t, m, p, ng, c, nh, ch) + 2 bán nguyên âm (u, o, i, y). III. Luật chính tả: Có 7 luật chính tả sau: - LCT e, ê, i - LCT ghi âm đệm - LCT dấu thanh - LCT nguyên âm đôi - LCT viết hoa - LCT phiên âm - LCT theo nghĩa 4. Những điểm cần ghi nhớ về Luật chính tả  Luật chính tả là một phần kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD. T cần dạy tỉ mỉ các luật chính tả, liên tục nhắc lại khi gặp tiếng có luật để giúp học sinh nắm chắc các luật chính tả trong chương trình.  Vai trò tiết học: Cùng với việc học về cấu trúc ngữ âm của tiếng, luật chính tả góp phần xử lý triệt để mối quan hệ âm và chữ. Nhờ vậy, học sinh đạt được một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình: Đọc thông, viết thạo nhờ nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm chắc luật chính tả và do đó không bị tái mù. CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 1. LCT âm /c/, /g/, /ng/ trước âm /e/, /ê/, /i/: - Âm /cờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ k. VD: kẻ, kể, ki, ... - Âm /gờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ gh (gờ kép). VD: ghế, ghi, ghẹ, ... - Âm /ngờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh (ngờ kép)VD: nghệ, nghe, nghỉ,... 2. LCT về âm đệm: Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (chữ cu) và âm đệm viết bằng con chữ u. VD: quả, quê, quý, ... CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 3. LCT dấu thanh: Dấu thanh luôn nằm ở vị trí âm chính.  Đối với nguyên âm đôi: + Khi không có âm cuối dấu thanh đặt ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. VD: thìa, chúa, ... + Khi có âm cuối dấu thanh đặt ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. VD: chiến, thuyền, lược, ..... CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 4. LCT nguyên âm đôi: Có 3 nguyên âm đôi là iê, ua, ưa. Cách ghi các NÂĐ như sau: Nguyên Cách viết Âm đôi Không có Có âm cuối Có âm đệm, Không có âm đầu  Âm cuối không có âm  hoặc  có  âm  cuối đệm  và  âm  cuối  ua uô /uô/ (cua, mua,…) (muốn,…) ưa ươ /ươ/ (cưa, mưa,…) (tươi, cười,...) ia iê ya yê /iê/ (mía, tia,…) (tiên, hiên,…) (khuya,…) (tuyết / yến,…) CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 5. LCT viết hoa - Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu. (Bố em là bác sĩ.) - Viết hoa tên người Việt Nam. (Nguyễn Thị Hương,...) - Viết hoa tên địa lý Việt Nam. (Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, ...) - Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lý nước ngoài. (Cam-pu-chia, Mô-da, ...) - Viết hoa để tỏ sự tôn trọng (Bác Hồ, Hai Bà Trưng, Việt Nam đẹp nhất tên Người, ...) CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 6. LCT phiên âm - Phiên âm tên người: Khi phiên âm tên người nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối. (Nê-đin, Anh-xtanh, ...) - Phiên âm tên địa lý: Khi viết tên địa lý nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối. (Sinh-ga- po; In-đô-nê-si-a,...) - Phiên âm tên đồ vật: Khi viết tên đồ vật không phải viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất và giữa các tiếng có gạch nối. (cát-xét, ra-đi-ô, pi-a-nô, ...) CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU: 7. LCT viết bằng con chữ /gi/: (LCT về nghĩa) - Chữ /gi/: gia đình, giá cả, cụ già, giả dối, giã gạo, ... - Chữ /d/: da thịt, hạt d ...

Tài liệu được xem nhiều: