Danh mục

Bài giảng Nội bệnh lý 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.90 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nội bệnh lý 1 giới thiệu về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý, chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị nội khoa một số bệnh lý phổ biến về nội tiêu hóa và nội tiết. Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: bệnh đái tháo đường; hạ glucose máu; bệnh basedow; viêm tuyến giáp; bướu giáp bình giáp; bệnh tuyến cận giáp; hội chứng chuyển hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội bệnh lý 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG 9: BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về bệnh lý Đái tháo đường. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nắm được tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và phân loại bệnh đái tháo đường. 2. Trình bày được các loại biến chứng cấp và mạn tính của đái tháo đường. 3. Nêu được các mục tiêu kiểm soát đường huyết và các nguyên tắc điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập của bệnh đái tháo đường. 4. Trình bày được các loại insulin: thời gian tác dụng, tác dụng và liều lượng, chỉ định điều trị và tác dụng phụ. 5. Nêu được các nhóm thuốc viên điều trị đái tháo đường: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và liều lượng. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức để chẩn đoán và điều trị cơ bản bệnh Đái tháo đường. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Giáo trình Nội bệnh lý 1. (2022). Trường Đại học Võ Trường Toản. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. GS. TS Ngô Quý Châu. (2018). Bệnh học Nội khoa tập 1, 2. Đại học Y Dược Hà Nội: NXB. Y học Hà Nội. 2. PGS. TS. Nguyễn Quốc Anh; GS. TS. Ngô Quý Châu. (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. Bệnh viện Bạch Mai. NXB. Y học. 3. Điều trị học nội khoa tập 1, 2. (2011). NXB. Y học Hà Nội. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Định nghĩa Đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng tình trạng tăng đường huyết (ĐH) mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai. 1.2.2. Dịch tể Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1985 toàn thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ, ước tính đến năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng thành 400 triệu người. ĐTĐ được coi là một trong ba bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới. Tại Việt Nam theo điều tra tại 1 số thành phố lớn thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ là khá cao và cũng đang gia tăng nhanh chóng. Điều tra năm 1991 tại một số vùng lân 57 cận ở Hà Nội phát hiện tỉ lệ mắc ĐTĐ trong dân số trên 15 tuổi là 1,1% thì đến năm 2000 tỉ lệ này tăng lên 2,4%, đặc biệt có nhiều vùng tỉ lệ mắc ĐTĐ là trên 3%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ mắc ĐTĐ ở thời điểm năm 1993 là 2,52% dân số. 1.2.3. Phân loại và cơ chế bệnh sinh 1.2.3.1. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 1 Tế bào β đảo tụy bị phá huỷ, thường dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn. Các tế bào β tuyến tuy bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá huỷ nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm hay gặp ở người lớn, gọi là ĐTĐ tự miễn dịch tiềm tàng ở người lớn (LADA: latent autoimmune diabetes in adults). Các yếu tố môi trường như béo phì chế độ ăn hoặc nhiễm virus Coxsackie và Rubella đã được cho là yếu tố khởi phát dẫn đến tình trạng viêm tế bào tiết insulin của đảo tụy (xâm nhiễm tế bào lympho vào đảo tụy) là một dấu hiệu sớm, tiếp theo là tình trạng chết theo chương trình (apoptosis) của các tế bào β. Các kháng thể kháng lại kháng nguyên tế bào β có thể được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân trước khi chẩn đoán, và trong một số thời điểm sau khởi phát bệnh đái tháo đường lâm sàng. Các dấu hiệu chỉ điểm cho bệnh là kháng thể với acid glutamic decarboxylase (GAD65), với tyrosin phosphatase IA-2 và IA-2 beta, và với insulin (IAA). Một số trường hợp ĐTĐ type 1 vô căn, không thấy căn nguyên tự miễn dịch. Những BN này có thiếu hụt insulin liên tục, và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng lại không thấy rõ bằng chứng căn nguyên tự miễn dịch. Thể bệnh này hay gặp ở người châu Á và châu Phi. 1.2.3.2. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 Tình trạng kháng insulin có thể được thấy ở hầu hết các đối tượng bị đái tháo đường type 2, và tăng ĐH xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β của tụy không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa. Tình trạng kháng insulin được cho là vẫn tương đối ổn định ở những người trưởng thành không có tình trạng lên cân. Thiếu hụt insulin điển hình sẽ xảy ra sau một giai đoạn tăng insulin máu nhằm để bù trừ cho1 tình trạng kháng insulin. Suy các tế bào β tiến triển xảy ra trong suốt cuộc đời của hầu hết các đối tượng bị đái tháo đường type 2, dẫn tới biểu hiện tiến triển của bệnh và theo thời gian bệnh nhân sẽ cần phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng insulin. Thiếu hụt insulin bao gồm tình trạng khiếm khuyết khởi đầu trong tiết insulin là tình trạng mất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: