HÔ HẤPPHẾ VIÊM THÙY-PHẾ QUẢN PHẾ VIÊMMục tiêu 1.Nêu được các nguyên nhân gây viêm phổi. 2.Nắm vững triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán viêm phổi thuỳ và phế quản phế viêm 3. Biết được điều trị bổ trợ và điều trị triệu chứng. 4. Biết điều trị nguyên nhân gây viêm phổi. 5. Biết được biện pháp dự phòng viêm phổi Nội dungI. ĐỊNH NGHĨA: Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nội khoa : HÔ HẤP part 1 195 CHƯƠNG 3 HÔ HẤP PHẾ VIÊM THÙY-PHẾ QUẢN PHẾ VIÊMMục tiêu1.Nêu được các nguyên nhân gây viêm phổi.2.Nắm vững triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán viêm phổi thuỳ và phế quản phế viêm3. Biết được điều trị bổ trợ và điều trị triệu chứng.4. Biết điều trị nguyên nhân gây viêm phổi.5. Biết được biện pháp dự phòng viêm phổiNội dungI. ĐỊNH NGHĨA: Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi(phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhânnhư vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất... Người ta phân ra viêm phổi thùy và phế quản phế viêm.II. DỊCH TỂ HỌC: Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu như ngườigià, trẻ em suy dinh dưỡng, cơ địa có các bệnh mạn tính, giảm miễn dịch, nghiệnrượu, suy dưỡng hay các bệnh phổi có trước như (viêm phê quản mạn, giản phếquản, hen phế quản...). Bệnh thường xuất hiện ở lúc thay đổi thời tiết, yếu tố môitrừng thuận lợi và có thể tạo thành dịch nhất là virus, phế cầu, Hemophillus.- Ở các nước: Ở Ba Lan viêm phổi cấp chiếm 1/3 các trường hợp nhiễm trùng hôhấp cấp (Szenuka 1982), ở Hungari thì tỉ lệ là 12 % các bệnh hô hấp điều trị (1985),tỉ lệ tử vong ở các nước phát triển là 10-15 % ở trẻ nhỏ người già, ở Châu Âu tỉ lệ tửvong của viêm phổi là khoảng 4,4 %, Châu Á 4,1-13,4 %, Châu Phi 12,9 %(Hitze.K.L 1980)- Ở Việt Nam: Ở Bạch Mai và Viện Quân Y 103 thì viêm phổi cấp chiếm tỷ lệ 16-25% các bệnh phổi không do lao, đứng thứ 2 sau hen phế quản (Đinh Ngọc Sáng1990) Viêm phổi cấp (từ 1981-1987) ở Viện Lao và phổi là 6,7 % (Hoàng Long Phátvà cộng sự). Viện Quân Y 103 (từ 1970-1983) khoảng 20- 25,7 % các bệnh phổi, thứ3 sau viêm phế quản và hen phế quản, theo Chu Văn Ý thì khoảng 16,5 %. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh viện Hà Nội # 36,6 % so với các bệnh phổi (NguyễnViệt Cồ 1988). Và tỷ lệ tử vong của viêm phổi ở Việt Nam khoảng 12 % các bệnhphổi (Chu Văn Ý)III. BỆNH NGUYÊN: Do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau1. Do vi khuẩnCác loại vi khuẩn gây nên viêm phổi thường gặp nhất hiện nay là: Phế cầu khuẩn,Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae.Ngoài racòn có các loại vi khuẩn khác như Liên cầu, tụ cầu vàng, Friedlander (Klebsiella 196pneumoniae), Pseudomonas aeruginosa, các vi chuẩn kị khí như Fusobacterium,hoặc là các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch...2. Do virusNhư virus cúm (Influenza virus), virus sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầuđơn nhân nhiễm khuẩn. Ở Mỹ viêm phổi do virus 73 % nhiễm khuẩn hô hấp- 40% dovirus cúm.3. Nấm: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus...4. Do ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi.5. Do hóa chất: Xăng, dầu, acid, dịch dạ dày.6. Do các nguyên nhân khác: Như bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi, do ứđọng...IV. CƠ CHẾ BỆNH SINHTác nhân gây bệnh vào phổi thường là qua đường thở (không khí, vi khuẩn ở đườnghô hấp trên) bị hút xuống, gặp điều kiện môi trường thuận lợi, sức đề kháng của cơthể kém hoặc do độc lực vi khuẩn mạnh... Hoặc tác nhân gây bệnh ở các cơ quanlân cận như màng phổi, màng tim, gan... hay đến qua đường máu, bạch mạch vàngược lại từ phổi có thể đến cơ quan lân cận và vào máu gây nhiễm trùng huyết.Vai trò cơ địa rất quan trọng nhất là người nghiện ruơụ, thuốc lá, suy dưỡng, giảmkhả năng miễn dịch và các bệnh mạn tính ở phổi đóng góp vai trò quan trọng trongbệnh sinh và đáp ứng điều trị.V. GIẢI PHẨU BỆNH1.Viêm phổi thùy: Thương tổn có thể là một phân thùy, một thùy hay nhiều thùy,hoặc có khi cả hai bên phổi, thường gặp nhất là thùy dưới phổi phải.Theo sự mô tả của Laennec thì có các giai đoạn1.1.Giai đoạn sung huyết: Vùng phổi thương tổn bị sung huyết nặng, các mao mạchgiãn ra, hồng cầu, bạch cầu và fibrin thoát vào trong lòng phế nang, trong dịch nàycó chứa nhiều vi khuẩn.1.2.Giai đoạn gan hóa đỏ: Trong một đến 3 ngày tổ chức phổi bị thương tổn có màuđỏ xẩm và chắc như gan, trong tổ chức này có thể có xuất huyết.1.3.Giai đoạn gan hóa xám: Thuơng tổn phổi có màu nâu xám chứa hồng cầu, bạchcầu, vi khuẩn và tổ chức hoại tử.1.4.Giai đoạn lui bệnh: Trong lòng phế nang còn ít dịch loãng, có ít bạch cầu.2. Phế quản, phế viêm: Các thương tổn rãi rác cả hai phổi, vùng thương tổn xen lẫnvới vùng phổi lành, các tiểu phế quản thương tổn nặng nề hơn, các thương tổnkhông đều nhau và khi khỏi thường để lại xơ.VI. TRIỆU CHỨNG HỌC1. Phế viêm thùy: Điển hình là do phế cầu.Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi thùy, chiếm tỷ lệ 60-70%, xãy ra ở mọilứa tuổi nhưng thường gặp là trẻ con, người già, suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch thìtỉ lệ cao hơn, bệnh thuờng xãy ra vào mùa đông-xuân và có khi gây thành dịch, hoặc 197xảy ra sau các trường hợp nhiễm virus ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, herpes...hay ở người bệnh hôn mê, nằm lâu, suy kiệt...1.1. Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao,rét run, sốt giaođộng trong ngày, có đau tức ở ngực, khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan toàn trạngmệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ở môi miệng có Herpes, nhưng các triệu chứng thực thểcòn nghèo nàn.1.2.Giai đoạn toàn phát: Thuờng từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng đầyđủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút, biếngăn, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đàm đặc có màu gỉsắt hay có máu, nước tiểu ít và sẫm máu.Khám phổi có hội chứng đông đặc phổi điển hình (hoặc không điển hình) với rungthanh tăng, ấn các khoảng gian sườn đau, gõ đục, nghe âm phế bào giảm, âm thổiống và ran nổ khô chung quanh vùng đông đặc. Nếu thương tổn nhiều thì có dấu suyhô hấp cấp, có gan lớn và đau, có ...