Thông tin tài liệu:
Nguyên nhân của nhiễm toan hô hấp:
+ Thần kinh trung ương: - Thuốc vô cảm (thuốc gây mê), thuốc giảm đau: morphin, dolacgan.
- Đột qụy não (nhồi máu não, xuất huyết não).
- Nhiễm khuẩn.
+ Bệnh đường thở: - Tắc khí quản, thanh quản.
- Hen phế quản.
+ Bệnh nhu mô phổi: - Khí phế thũng
- Bệnh bụi phổi.
- Viêm phế quản.
- Tổn thương phổi do sức ép. + Bệnh thần kinh:
- Viêm tủy xám. - Nhược cơ.
+ Các bệnh khác:
- Béo phì.
- Giảm thông khí.
- Tăng thán máu do tình dục.
4.3. Điều trị : Giải quyết tốt thông khí:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn cân băng kiềm toan (Kỳ 6)
Rối loạn cân băng kiềm toan
(Kỳ 6)
4.2. Nguyên nhân của nhiễm toan hô hấp:
+ Thần kinh trung ương:
- Thuốc vô cảm (thuốc gây mê), thuốc giảm đau: morphin, dolacgan.
- Đột qụy não (nhồi máu não, xuất huyết não).
- Nhiễm khuẩn.
+ Bệnh đường thở:
- Tắc khí quản, thanh quản.
- Hen phế quản.
+ Bệnh nhu mô phổi:
- Khí phế thũng
- Bệnh bụi phổi.
- Viêm phế quản.
- Tổn thương phổi do sức ép.
+ Bệnh thần kinh:
- Viêm tủy xám.
- Nhược cơ.
+ Các bệnh khác:
- Béo phì.
- Giảm thông khí.
- Tăng thán máu do tình dục.
4.3. Điều trị :
Giải quyết tốt thông khí: thở ôxy áp lực cao, đặt nội khí quản, bóp bóng,
thở máy.
5. Nhiễm kiềm hô hấp.
Nhiễm kiềm hô hấp với đặc điểm chủ yếu là giảm phân áp CO2
động mạch (PaCO2) do tăng thông khí phế nang và tăng tỷ lệ HCO3-/PaCO2 . Giảm
CO2 máu xảy ra khi khi lưu lượng CO2 thải qua phổi lớn hơn lượng CO2 sản sinh
trong quá trình chuyển hoá ở các mô.
5.1. Triệu chứng nhiễm kiềm hô hấp:
Nhiễm kiềm chuyển hoá gây giảm dòng máu đến não, xuất hiện khi giảm
nhanh phân áp CO2 động mạch với biểu hiện: chóng mặt, trạng thái lú lẫn, mất
cảm giác, cảm lạnh cóng, cảm giác thắt bóp vùng ngực, đau ngực, giảm trí nhớ, co
giật không liên quan đến tình trạng thiếu ôxy, độ bão hoà ôxy và phân áp ôxy động
mạch ở giới hạn bình thường. Hệ thống tim mạch ít bị ảnh hưởng, một số trường
hợp giảm cung lượng tim, giảm huyết áp động mạch. Nhiễm kiềm hô hấp là rối
loạn kiềm -toan hay gặp nhất trong giai đoạn tiến triển của nhiều bệnh lý và là dấu
hiệu xấu.
5. 2. Nguyên nhân của nhiễm kiềm hô hấp:
+ Do kích thích hệ thống thần kinh trung ương: đau đớn, do sợ hãi,
rối loạn tâm thần, sốt cao, tai biến mạch máu não (đột qụy não), viêm màng não,
viêm não.
+ Thiếu ôxy tổ chức: thiếu máu, viêm phổi, phù phổi; ở trên cao,
độ bão hoà ôxy của không khí thấp, tăng thông khí, giảm PaCO2.
+ Do thuốc và hormon: thai nghén, tăng progesteron, salicylat,
nikethamid. Các hormon và thuốc này có tác dụng làm tăng độ nhậy cảm của thụ
cảm thể CO2 ở não, tăng thông khí.
+ Do kích thích thụ cảm thể ở lồng ngực: tràn máu màng phổi, xẹp
lồng ngực, suy tim, huyết khối động mạch và một số nguyên nhân khác: nhiễm
khuẩn huyết, suy chức năng gan.
Bảng 5. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nhiễm toan và nhiễm kiềm.
Các thể pH PaCO2 HCO3 BE
(mmHg) (mmol/l)
rối loạn kiềm- (mmol/l)
toan
Bình thường 7,35 35 - 20 - 28 (-2) –
– 7,45 45 (+2,5)
Nhiễm Còn Bình Giảm Giảm Giảm
toan chuyển bù thường nhiều nhiều
hoá
Mất Giảm bt - Giảm Giảm
bù hoặc giảm nhiều nhiều
Nhiễm Còn Bình Tăng Tăng Tăng
kiễm chuyển bù thường nhiều nhiều
hoá
Mất Tăng bt - Tăng Tăng
bù hoặc tăng nhiều nhiều
Nhiễm Còn Giảm Tăng bt -hoặc bt-
toan bù nhiều tăng hoặc tăng
hô hấp
Mất Bình Tăng Tăng Tăng
bù thường nhiều
Nhiễm Còn Bình Giảm Giảm Giảm
kiềm bù thường nhiều
hô hấp
Mất Tăng Giảm bt-hoặc bt -
bù nhiều giảm hoặc giảm
...